Đà Nẵng có mất độ dân số đứng thứ 13 toàn quốc, để phát triển môi trường sống, nhiều hộ gia đình chọn ven đô làm nơi an cư.
Hiện mật độ dân số Đà Nẵng đứng ở vị trí 13 toàn quốc, trong khi diện tích xếp thứ 59 và có sự chênh lệch khá lớn giữa các quận, huyện. Hơn 4/5 dân số tập trung trên một diện tích bằng 1/4 diện tích toàn thành phố. Trong đó, quận Thanh Khê và quận Hải Châu chiếm 41,1% dân số thành phố nhưng diện tích đất chỉ chiếm 3,1% diện tích toàn thành phố.
Vùng Tây Bắc nhiều tiềm năng. |
Mật độ dân số cao cùng lượng người nhập cư lớn khiến hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp thoát nước vệ sinh môi trường) và cơ sở hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở… ) bị quá tải, đặc biệt ở khu vực trung tâm.
Trước tình trạng này, nhiều người dân đang sinh sống, làm việc tại trung tâm thành phố lựa chọn sống ven đô để đảm bảo môi trường sống. Đặc biệt các hộ gia đình trẻ, hộ gia đình nhập cư, người độc thân mong muốn sống trong không gian thoải mái.
Quận Liên Chiểu có hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại. |
Chị Huỳnh Vân - Giám đốc chi nhánh thẩm mỹ viện Đà Nẵng cho biết: "Vợ chồng tôi từng sống tại Hải Châu để tiện đi làm. Chúng tôi đang tính bán căn nhà ở trung tâm để về Liên Chiểu mua căn hộ khác rộng hơn".
Theo chị Vân, nơi chị định mua cách trung tâm 15 phút chạy xe, nhưng bù lại, cả gia đình chị được sống trong không gian thoáng đãng. Căn nhà hiện nay có diện tích nhỏ, không có đủ không gian cho cả gia đình. Bên cạnh đó, khu Liên Chiểu chưa chịu ảnh hưởng của du lịch, nên giá sinh hoạt không quá cao.
Với dự báo phát triển đến năm 2030, dân số Đà Nẵng đạt hai triệu người và đến năm 2050, con số này tăng thành ba triệu người trong khi quỹ đất đô thị hạn hẹp. Do đó, nhu cầu nhà ở tại Đà Nẵng có khả năng tăng trưởng trong tương lai, trong đó, khu vực Tây Bắc có nhiều tiềm năng phát triển.
Theo ông Bùi Minh Trí - đại diện Sở Xây dựng Đà Nẵng, đô thị Đà Nẵng sẽ được mở rộng quy mô lên khoảng 37.000 ha để đáp ứng sức tăng dân số trên hai triệu người vào năm 2030. Trong đó, các khu vực đồi núi phía Tây sẽ có quỹ đất phát triển. Mục tiêu hướng tới hình thành các khu đô thị mới phía Tây mang nhiều yếu tố sinh thái, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí, safari…
Đề án quy hoạch của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 cho thấy, Tây Bắc được quy hoạch là khu đô thị vệ tinh của thành phố. Trong đó, quận Liên Chiểu hiện đang nổi lên với hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Hiện, Đà Nẵng triển khai nhiều dự án như khu công nghệ cao, đường cao tốc La Sơn - Tuý Loan, Ga Đà Nẵng, Cảng Liên Chiểu… Các dự án này khi được hoạt động sẽ giúp kết nối vùng Tây Bắc với trung tâm thành phố.
Anh Hoàng Sơn - môi giới bất động sản tại Đà Nẵng cho biết: "Khu vực Liên Chiểu có nhiều giao dịch bất động sản hơn từ cuối năm 2016, điều này có thể do nhiều nhà đầu tư cùng tham gia. Khu vực này có giá cả hợp lý nên được nhiều khách hàng quan tâm. Cuối tháng 11, khu đô thị ven biển tại đây sẽ được ra mắt, đáp ứng nguồn cung trong khu vực".
Lạc Thảo
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
- Cấp bách xây nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng
- Bố trí TĐC cho các hộ giải tỏa khu vực chợ Cồn trước Tết âm lịch 2016
- Bất động sản nhen nhóm tăng giá: “Con dao hai lưỡi”
- Bất động sản “hạng thương gia” vẫn hút khách
- ĐỂ “ĐẤT VÀNG” THÀNH CƠ HỘI VÀNG Đà Nẵng quy hoạch kéo dài dòng sông
- Điều chỉnh quy hoạch Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Hướng dẫn mới về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước
- Thị trường bất động sản có phất ảo?
- Vì sao Đà Nẵng hủy chủ trương hỗ trợ lãi suất cho người nộp tiền sử dụng đất?
- Đưa dự án giải tỏa khu dân cư khu vực chợ Cồn vào danh sách các công trình trọng điểm
- Đà Nẵng: Giá căn hộ cao nhất tới 73 triệu đồng/m2
- Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng
- Sợ luật mới: Ồ ạt lập DN nhà đất 'hạng gà, hạng lông'
- Chính phủ chỉ đạo gỡ khó vốn cho bất động sản
- Làng xứ Quảng nói giọng... Sài Gòn
- Nhiều công trình trọng điểm chậm tiến độ
- Chờ hệ số K
- Nỗi lòng của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài
- Cuộc đua cho vay giữa các ngân hàng: Dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh?