Dù luật pháp cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam nhưng do vướng nhiều thủ tục khá nhiêu khê nên hơn 2 năm qua chỉ có 15 người nước ngoài có "chốn an cư" tại Việt Nam.
Vị chuyên gia người nước ngoài cho rằng các thủ tục chuyển nhượng nhà tại Việt Nam "khá phức tạp"
Con số quá khiêm tốn trên được đại diện Sở Xây dựng TPHCM công bố tại hội nghị về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tại TPHCM ngày 31/10.
Luật nhà ở năm 2014 cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ về bất động sản như hộ gia đình, cá nhân trong nước. Mặc dù đã có khung pháp lý điều chỉnh nhưng việc giải quyết vấn đề sở hữu nhà ở cho người Việt định cư nước ngoài còn quá nhiều nhiêu khê.
Đa phần các ý kiến kiều bào cho rằng, rào cản nhân thân và một "rừng" thủ tục hành chính nhiêu khê, phức tạp khiến kiều bào khó lòng có được căn nhà trong nước.
Theo ông Trần Hòa Phương, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM, việc chứng nhận nguồn gốc người Việt do ba cơ quan phối hợp thực hiện là: Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài; Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp cho người Việt Nam ở nước ngoài.
"Việc chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam cần phải theo đúng quy định của pháp luật. Nếu muốn vay tiền từ ngân hàng thì phải tiến hành thêm một số thủ tục khác. Nhưng cái khó nhất trong thủ tục sở hữu đất vẫn là xác nhận nhân thân", ông Phương nói.
TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, muốn kiều bào mua được nhà thì luật và việc thực thi phải thông thoáng hơn. Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài cần phổ biến sâu rộng, các công ty bất động sản phải tư vấn, giới thiệu những dự án khả thi cho kiều bào.
Trước việc kiều bào khó tiếp cận nhà ở, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến đã có công văn gửi các sở ngành liên quan đề nghị việc chấn chỉnh công tác giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà tại TPHCM.
Lãnh đạo UBND TPHCM đề nghị sớm công bố cụ thể danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu tại Việt Nam và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho Sở Tài nguyên & Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà ở trên địa bàn thành phố.
Lãnh đạo thành phố cũng giao lãnh đạo Sở này tăng cường kiểm tra, rà soát việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài mua nhà.
Các bản tin khác
- Thị trường bất động sản: Lạc quan trong thận trọng
- Siết tín dụng bất động sản: Động thái cần thiết để thị trường phát triển bền vững
- Thế giới ước mơ và hạnh phúc qua màn trình diễn của đội Ý
- Bất động sản xoay chiều đầu tư
- Biệt thự trên không, khái niệm mới về nhà ở
- Chủ tịch nước Lệnh công bố 7 Luật
- Bất động sản miền Trung còn nhiều dư địa phát triển
- Nhà đầu tư ngoại nào đang dẫn đầu thị trường bất động sản Việt Nam?
- Gần 28 tỷ đồng xây bãi đỗ xe lắp ghép 6 tầng tại khu vực trung tâm thành phố
- GẶP MẶT NHÂN DỊP BÀ NGUYỄN VŨ MINH NGUYỆT ĐƯỢC PHONG TẶNG DANH HIỆU AHLLVTND
- Đà Nẵng qui hoạch lại 7 khu 'đất vàng' của các đại gia
- Doanh nghiệp chuyên doanh bất động sản đầu tiên ở Đà Nẵng lên sàn chứng khoán
- Đà Nẵng sẵn sàng cho tuần lễ GEF 6
- "Ma trận" sàn giao dịch bất động sản
- Bão vành đai (Bài cuối: Không nên đô thị hóa cưỡng bức)
- Đà Nẵng: Ra mắt liên minh doanh nghiệp bất động sản G3
- Rà soát các dự án đầu tư trọng điểm về giao thông
- Các tuyến đường thuộc dự án Khu dân cư bàu Gia Phước (Q. Sơn Trà): Chậm thi công do mặt bằng còn "vướng"
- Sẽ lập Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng
- Giải mã tại sao Liên Chiểu thu hút các nhà đầu tư lớn