Năm 2018 được dự đoán sẽ là 1 năm đầy biến động của thị trường ô tô Việt Nam do áp dụng nhiều chính sách mới. Điều này sẽ khiến giá xe, lượng xe nhập khẩu, ô tô lắp ráp thay đổi và cả những dân buôn ô tô cũng phải chuyển đổi ngành nghề kinh doanh vì không thể cạnh tranh.
Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0%
Theo Hiệp định thương mại tự do (AFT) của các nước trong ASEAN, thuế nhập khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ năm 2017 và về 0% vào năm 2018.
Do đó, từ ngày 1-1-2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) sẽ vào Việt Nam sẽ giảm về 0% với điều kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đặt từ 40%. Điều này chỉ được các hãng công bố trong thông số kỹ thuật chi tiết của xe nên rất khó để xác định được điều đó và theo các chuyên gia rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường thì một hãng sẽ chỉ có nhiều nhất là hai xe.
Bên cạnh đó, những xe được giảm giá nhiều nhất khi thuế nhập khẩu ô tô về 0% đều thuộc phân khúc xe cao cấp có dung tích xi-lanh trên 3.0L. Ước tính mức giảm từ 200 triệu/chiếc tùy từng mẫu.
Tác động của Nghị định 116/2017
Do thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về 0% đi kèm lo ngại lượng xe nhập khẩu sẽ ồ ạt tràn vào nước ta trong năm 2018 nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô áp dụng vào năm 2018. Để đáp ứng những điều kiện kinh doanh của Nghị định 116/2017, các doanh nghiệp sẽ phải thay đổi rất nhiều về chiến lược kinh doanh, giấy tờ, chứng từ để nhập khẩu xe.
Đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước, các doanh nghiệp phải xây dựng đường chạy thử dài tối thiểu 800m trong đó phải có:đoạn thẳng tối thiểu 400m, đường dốc lên/xuống, đường gồ ghề và gợn sóng, đường đá sỏi, đường trơn ướt, đoạn cua… Ngoài ra, xe phải có chế độ bảo hành tối thiểu 3 năm hoặc 100.000 km và phải hoàn tất các thủ tục theo quy định trong vòng 18 tháng.
Đối với xe nhập khẩu, chỉ có doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện mới được phép nhập khẩu xe ô tô từ năm 2018 gồm: Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô theo đúng tiêu chuẩn (có thể đi thuê), doanh nghiệp phải có giấy ủy quyền triệu hồi từ nhà sản xuất nước ngoài, có giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại từ nơi sản xuất, doanh nghiệp phải cam kết linh kiện, phụ tùng đúng chuẩn xe, phải kiểm tra chất lượng 1 xe trong mọi lô hàng nhập khẩu, bảo hành tối thiểu 2 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con nhập khẩu đã qua sử dụng, có đủ giấy tờ nhập khẩu theo quy định từ 1-1-2018.
Nghị định số 125/2017/NĐ-CP
Mới đây, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (BTNKƯĐ).
Nghị định này được cho là dấu chấm hết với ngành ô tô cũ nhập khẩu với mức thuế mới khá cao, thậm chí cao gấp đôi so với hiện nay.
Đối với xe ô tô từ 10-15 chỗ gồm (gồm cả lái xe):
Thuế nhập khẩu linh kiện về 0%
Cũng trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 122/2016/NĐ-CP, thuế nhập linh kiện ô tô về Việt Nam sẽ về 0% vào 1-1-2018.
Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi này, các doanh nghiệp nhập khẩu phải đạt được những điều kiện cụ thể như sau:
Đảm bảo tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 4 (giai đoạn từ 2018 – 2021) và mức EURO 5 từ 2022 trở đi và đạt đủ sản lượng sản xuất xe theo quy định.
Sản lượng xe sản xuất lắp ráp và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp xe.
Doanh nghiệp ô tô vừa và nhỏ cùng dân buôn tháo chạy
Theo chia sẻ của nhiều dân buôn và các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô nhỏ, những chính sách mới như Nghị định 116 và 125 mới đây khiến cho ngành công nghiệp ô tô chỉ còn là cuộc chơi của các "ông lớn". Do đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể áp dụng những điều kiện kinh doanh như có cơ sở bảo dưỡng bảo hành hay giấy chứng nhận chất lượng ô tô từ nhà sản xuất nước ngoài với những xe nhập khẩu.
Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lẻ đã phải chuyển đổi hình thức kinh doanh, những showroom, cửa hàng bán ô tô lẻ, ô tô cũ cũng vì thế mà thưa dần và tương lai sẽ bị xóa sổ. Điều này cũng đồng nghĩa người tiêu dùng sẽ được sử dụng sản phẩm chất lượng, ô tô chính hãng.
Nhìn chung, những chính sách của Chính phủ áp dụng với ô tô từ 1-1-2018 chỉ nhằm mục đích bảo về người tiêu dùng và hạn chế xe mới, ô tô cũ nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam khi thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về 0%.
Theo Dân trí
Các bản tin khác
- Những công trình ấn tượng của Việt Nam nổi tiếng thế giới
- Đầu tư vào bất động sản năm 2018 lãi lớn
- Thị trường bất động sản 2019: Hướng tới nhu cầu mua để ở
- Người mua bất động sản hưởng lợi từ công nghệ 4.0
- Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- Đặt nền móng vững chắc cho đô thị Đà Nẵng
- Kịch bản nào cho bất động sản Việt Nam 2019?
- Thách thức của du lịch Đà Nẵng, nhìn từ “đỉnh ngập”
- Tổ tư vấn đưa ra 3 kịch bản dự báo kinh tế của năm 2019
- “Hiện tượng” nhà phố thương mại
- Phát huy nội lực, đưa Đà Nẵng phát triển nhanh, bền vững
- 6 câu hỏi nên đặt ra khi đầu tư căn hộ condotel
- Chợ bất động sản online ngày càng sôi động
- Bình yên Chùa Linh Ứng Sơn Trà
- Chờ thêm 2 đại gia Việt Nam được vinh danh tỷ phú USD toàn cầu
- Bất động sản Đà Nẵng: Vùng ven sẽ tăng giá sau đợt lụt trái mùa
- Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort cùng lúc đón nhận 4 giải thưởng danh giá
- Đón sóng đầu tư bất động sản cuối năm cùng chuyên gia
- Xúc tiến mở tuyến đường ven biển phía đông các khu du lịch ở Ngũ Hành Sơn
- Giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư phải công khai, minh bạch