Bỏ tiền đặt cọc khi chưa tìm hiểu kỹ ngôi nhà cũng như người bán đều có thể khiến bạn mất tiền mà không mua được nhà.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo dân sự thường xuyên được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Người ta có thể đặt cọc khi mua một món đồ nào đó, thuê nhà và đặc biệt thường xuyên sử dụng trọng mua bán những thứ có giá trị như bất động sản.
Dưới đây là những khuyến cáo của chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh (TP HCM) về những điều bạn cần lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản:
Những việc cần làm trước khi đặt cọc:
Sau khi xem xong bất động sản, nếu thoả thuận được giá cả, đây là danh sách những việc cần kiểm tra:
1. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà: chủ nhà có phải là chính chủ không?
Đối chiếu thông tin chủ nhà: tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc sổ đỏ không.
Xin một bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc tổ dân phố để hỏi. Thường thì tổ trưởng dân phố hoặc Uỷ ban phường sẽ nắm rất rõ chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
2. Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không?
Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản toạ lạc.
3. Kiểm tra xem nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
Hãy mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Một số căn nhà vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án... sẽ bị ngăn chặn không công chứng được. Phải cẩn thận kẻo mất cọc nếu không công chứng được do vướng trường hợp này.
4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc?
Bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc là bên có lợi. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa hai bên giao dịch. Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp khâu này.
Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc:
Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc.
Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí...
Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối.
Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.
Những việc cần làm sau khi ký hợp đồng đặt cọc:
Nếu phải vay ngân hàng nên liên lạc ngay để hỏi thủ tục ở các ngân hàng. Chọn ngân hàng cho vay tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
Giải quyết với người thuê trong trường hợp căn nhà đang có người thuê hiện tại.
Chuẩn bị tài chính.
Những lưu ý này đều vô cùng quan trọng, bỏ qua một bước đều tiềm ẩn rủi ro cho bạn.
Các bản tin khác
- Sau 2 năm, tồn kho bất động sản giảm hơn một nửa
- Thu hồi dự án, quyết giữ lại sân vận động Chi Lăng
- Phương án xử lý các khu tập thể xuống cấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Ô tô dung tích nhỏ có thể giảm giá gần một nửa
- Khi nhà gần chợ!
- Địa ốc rầm rộ trở lại phân khúc cao cấp, hạng sang
- Cảnh báo bùng nổ bong bóng bất động sản
- Bất động sản Việt Nam là kênh đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư ngoại
- “Phụ nữ Đà Nẵng – Những chặng đường lịch sử”
- Hiệp hội Nữ doanh nhân Đà Nẵng tròn 5 tuổi
- Hỏi: Có được thế chấp sổ đỏ của mình cho người khác vay vốn?
- Chặn một vụ bán đất bằng giấy đỏ ‘dỏm’
- Cơ hội mới cho Đà Nẵng
- Đại gia Sài Gòn đổ xô đầu tư căn hộ cao cấp
- Căn hộ trung cấp hút nhà đầu tư
- Đất ven biển bị “thổi giá” do khách hàng Trung QuốcCập nhật: Thứ bảy, 17/10/2015 - 10h2'
- Hơn 290 tỷ đồng xây tượng đài Nguyễn Văn Trỗi và cầu Hạnh Phúc
- Khi nào thị trường BĐS thực sự minh bạch với người dân?
- Giấy tờ cần thiết khi đặt cọc tiền mua nhà
- Công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật