Bỏ tiền đặt cọc khi chưa tìm hiểu kỹ ngôi nhà cũng như người bán đều có thể khiến bạn mất tiền mà không mua được nhà.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Đặt cọc là một trong những biện pháp đảm bảo dân sự thường xuyên được sử dụng trong các giao dịch hàng ngày. Người ta có thể đặt cọc khi mua một món đồ nào đó, thuê nhà và đặc biệt thường xuyên sử dụng trọng mua bán những thứ có giá trị như bất động sản.
Dưới đây là những khuyến cáo của chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh (TP HCM) về những điều bạn cần lưu ý khi đặt cọc mua bất động sản:
Những việc cần làm trước khi đặt cọc:
Sau khi xem xong bất động sản, nếu thoả thuận được giá cả, đây là danh sách những việc cần kiểm tra:
1. Kiểm tra tính chính danh của chủ nhà: chủ nhà có phải là chính chủ không?
Đối chiếu thông tin chủ nhà: tên, ảnh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân trên sổ đỏ có trùng khớp với thông tin trên chứng minh nhân dân hoặc sổ đỏ không.
Xin một bản photo sổ hồng đem lên phường hoặc tổ dân phố để hỏi. Thường thì tổ trưởng dân phố hoặc Uỷ ban phường sẽ nắm rất rõ chủ nhà đó có phải là chính chủ hay không.
2. Kiểm tra xem nhà có bị quy hoạch không?
Thông tin này có thể kiểm tra tại Phòng Quản lý đô thị hoặc bộ phận kiểm tra quy hoạch tại các Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi bất động sản toạ lạc.
3. Kiểm tra xem nhà có bị ngăn chặn giao dịch không?
Hãy mang giấy photo chủ quyền nhà đến Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng để hỏi. Một số căn nhà vướng các vụ kiện tụng về tranh chấp tài sản, kê biên thi hành án... sẽ bị ngăn chặn không công chứng được. Phải cẩn thận kẻo mất cọc nếu không công chứng được do vướng trường hợp này.
4. Soạn thảo hợp đồng đặt cọc?
Bên nào soạn thảo hợp đồng đặt cọc là bên có lợi. Hợp đồng đặt cọc là văn bản quan trọng nhất vì nó là văn bản được ký đầu tiên giữa hai bên giao dịch. Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp khâu này.
Những điều cần chú ý trước khi ký hợp đồng đặt cọc:
Hợp đồng đặt cọc có thể công chứng hoặc không. Nếu không công chứng, hợp đồng vẫn có hiệu lực pháp luật theo điều 328, Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng đặt cọc.
Kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan: thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí...
Khi ký phải có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối.
Phải chắc chắn có biên bản xác nhận giao nhận tiền hoặc uỷ nhiệm chi của ngân hàng sau khi đã giao tiền cho bên bán.
Những việc cần làm sau khi ký hợp đồng đặt cọc:
Nếu phải vay ngân hàng nên liên lạc ngay để hỏi thủ tục ở các ngân hàng. Chọn ngân hàng cho vay tốt nhất phù hợp với điều kiện tài chính của mình.
Giải quyết với người thuê trong trường hợp căn nhà đang có người thuê hiện tại.
Chuẩn bị tài chính.
Những lưu ý này đều vô cùng quan trọng, bỏ qua một bước đều tiềm ẩn rủi ro cho bạn.
Các bản tin khác
- Phân biệt sổ trắng, sổ hồng và sổ đỏ
- Chờ đợi "cú hích lớn" trên thị trường vốn khu vực
- Rủi ro khi mua đất nền dự án chưa đủ điều kiện bán
- Xu hướng đầu tư bất động sản 2018: Góc nhìn từ chuyên gia
- Nhận bàn giao nhà, người mua cần chú ý điều gì?
- Ký gửi nhà đất là gì?
- Nhu cầu ở thực- từ khóa hot của thị trường BĐS 2018
- Cuộc chơi mới của các đại gia địa ốc
- Căn hộ Heritage Treasure Danang - vị trí đắt giá bên bờ sông Hàn
- Nhiều chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5
- Có phải đất nền Đà Nẵng đang “bong bóng”?
- Nhiều nhà đầu tư Singapore đầu tư vào hạ tầng, bất động sản Đà Nẵng
- Dốc tiền tỷ mua biệt thự nghỉ dưỡng Đà Nẵng, khách hàng nên biết điều này
- Giữa cơn say đất nền, nhà đầu tư hãy biết tự bảo vệ túi tiền của mình
- Đà Nẵng trao bản ghi nhớ triển khai hợp tác với doanh nghiệp Singapore
- Shophouse trong các khu đô thị lớn thu hút nhà đầu tư
- Ngày 27-4, khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2018
- Môi giới đua nhau làm chủ đầu tư: Thực hư chuyện “hóa rồng”
- Hiện tượng sốt đất hiện nay sẽ không lặp lại kịch bản 10 năm trước
- Đặt đá gắn biển tên khu phố du lịch An Thượng