Có nhiều chữ "rất" được sử dụng tại một hội thảo về kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018...
Khung cảnh ăn mừng tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) sau chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam tại vòng bán kết giải vô địch U23 châu Á, hôm 23/1 - Ảnh: TT&VH.
"Thắng lợi của đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam là sự kiện chưa từng có, rất đột biến. 2018 đang khởi đầu rất đẹp, may mắn và vững chắc! Hy vọng sẽ có một năm đầy triển vọng", Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung bày tỏ sự lạc quan, tại một hội thảo về kinh tế Việt Nam 2017 và triển vọng 2018, diễn ra hôm 25/1 ở Hà Nội.
"Rất ngạc nhiên", "rất khác biệt"
Phát biểu khai mạc, Viện trưởng Cung đã điểm lại một số dấu hiệu được ông cho là "rất tích cực" trong cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh trong những ngày cuối năm 2017, đầu năm mới 2018.
Đó là việc cổ phần hoá, thoái vốn Sabeco, sau nỗ lực rất dai dẳng cuối cùng được đánh giá là thành công.
"Việc này thể hiện một cách dứt khoát quyết tâm của Chính phủ thu hẹp phạm vi hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, như Thủ tướng đã nói, Nhà nước không đi bán bia bán rượu, mà tập trung vào ngành nghề chiến lược", ông Cung bình luận.
Sự kiện thứ hai được ông Cung điểm lại là Thủ tướng đã ký Nghị định 08 về bãi bỏ khoảng 600 điều kiện kinh doanh trong ngành công thương, trong số hơn 1.200 điều kiện hiện có.
"Đó là kết quả rất khác biệt, và cũng rất mới so với trước đây, là nỗ lực kéo dài liên tục của nhiều bên, nhiều phía", ông Cung nhấn mạnh.
Cũng "rất tích cực", theo Viện trưởng CIEM, là đã hoàn thiện đưa ra dự thảo cuối cùng để sửa Nghị định 38 của Chính phủ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Dự thảo nghị định này "tốt đến mức mà doanh nghiệp đang chờ ký hàng ngày hàng giờ".
Ông Cung cũng thông tin thêm rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang chuẩn bị bãi bỏ 34% điều kiện kinh doanh và đơn giản hoá nhiều phần lớn các điều kiện khác.
Rồi Bộ Xây dựng (ông Cung nhấn mạnh là "rất ngạc nhiên" - PV) đã chỉ đạo quyết liệt, không những bãi bỏ điều kiện mà bãi bỏ cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Những chuyển động như thế trong bộ máy, được TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh rằng đó là những thay đổi khác biệt, những chuyển động từ bên trong, không quá phụ thuộc vào áp lực bên ngoài như trước.
Không nên quá hứng khởi
Trình bày khái quát về kinh tế vĩ mô 2017 và triển vọng 2018, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô CIEM dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2018 ước đạt 6,58%.
Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 9,4%. Thặng dư thương mại ở mức 1,1 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng (bình quân năm 2018 so với bình quân năm 2017) là khoảng 3,74%.
Ông Dương cho rằng dù có một số dấu hiệu lạc quan như Viện trưởng Cung đã nói, nhưng cũng không nên quá hứng khởi.
"Bởi nhìn lại 2017 thì tư duy thúc đẩy tăng trưởng dựa vào tổng cầu vẫn còn hiện hữu, như tăng trưởng tín dụng được đề xuất đẩy lên gần 20%. Rồi vẫn nói tới nhiều hơn tới giải ngân, thay vì chất lượng đầu tư công", ông nói.
Viện trưởng Cung cũng cho rằng một số vấn đề nóng của 2017 cần phải được giải quyết trong năm nay, như các dự án BOT, tranh chấp đất đai...
Đáng chú ý, thị trường sử dụng đất đang là một nút thắt, gây lệch lạc trong phân bố nguồn lực, ông Cung nhấn mạnh.
Theo Thời báo Kinh tế VN
Các bản tin khác
- Những mẫu nhà phong cách Nhật Bản siêu đẹp
- Condotel: "Con bò sữa" kén ăn
- Sớm công bố dự án xây dựng nhà ga mới
- Trình phương án di dời các hộ dân khu tập thể xuống cấp trước ngày 15-3
- Bổ sung nhiều quy định mới về đất đai
- Cảnh giác trước chiêu trò của môi giới thiếu lương tâm
- Bất ổn giao dịch bất động sản
- Lãi suất liên ngân hàng bật tăng
- Tất cả vì thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, văn minh, hiện đại
- Vay đầu tư bất động sản khó hơn
- Năm 2017, nhà giá rẻ sẽ rẻ hơn
- Những chủ nhà biến sân thượng thành phòng khách ngoài trời
- Nhà chờ số, phố chờ tên!
- Ngân hàng đua kích cầu cho vay mua nhà đầu năm
- Nhật Bản đề xuất đầu tư 5.581 tỷ đồng xây cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ồ ạt giảm giá - cuộc chiến chưa từng có trên thị trường ôtô Việt Nam
- Bất động sản và sự dịch chuyển phân khúc căn hộ giá “mềm”
- Đà Nẵng ủng hộ phương án xây cảng Liên Chiểu 5.581 tỷ đồng
- 5.581 tỷ đồng đầu tư giai đoạn 1 dự án cảng Liên Chiểu
- Ngân hàng Nhà nước từ chối gia hạn gói 30.000 tỷ đồng