Chiều 29-1, Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ tiếp ông Yoshimune Odaka, Tổng Giám đốc Công ty CP Mikazuki (Nhật Bản). Đây là công ty sẽ đầu tư khoảng 110 triệu USD vào dự án Khu du lịch Xuân Thiều (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Tại buổi tiếp, sau khi nghe đề nghị của ông Yoshimune Odaka về việc điều chỉnh quy hoạch, mở rộng dự án Khu du lịch Xuân Thiều, với diện tích điều chỉnh thêm khoảng 50.000m2, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết, vấn đề này sẽ được UBND thành phố cùng các sở, ban, ngành thảo luận và sẽ thống nhất trong thời gian đến.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ, nếu dự án được điều chỉnh quy hoạch mở rộng, chủ đầu tư cũng phải làm các thủ túc đấu giá đất theo quy định. Mặt khác, trong trường hợp đấu giá không trúng, dự án vẫn phải được triển khai theo đúng quy định, chứ không được phép chuyển nhượng cho các nhà đầu tư khác thực hiện.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cũng chỉ đạo các sở, ngành hoàn tất các thủ tục để dự án Khu du lịch Xuân Thiều “ghi điểm” ngay trong đầu năm 2018; đồng thời cho biết trong tháng 7-2018, đoàn công tác của thành phố sẽ sang xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản và hy vọng Công ty Mikazuki sẽ hỗ trợ Đà Nẵng trong việc giới thiệu các nhà đầu tư tiềm năng của xứ sở hoa anh đào đầu tư vào Đà Nẵng.
Được biết, cuối năm 2017, UBND thành phố cho phép Công ty CP Mikazuki khảo sát, nghiên cứu đầu tư dự án mở rộng Khu du lịch Xuân Thiều với quy mô 11,5ha. Công ty CP Mikazuki cũng đề xuất đầu tư khoảng 110 triệu USD vào dự án Khu du lịch Xuân Thiều. Dự án với mục tiêu đầu tư phát triển khu phức hợp dịch vụ bao gồm khách sạn đạt chuẩn 5 sao, khu công viên nước, công viên trò chơi và khu ẩm thực. (TRỌNG HÙNG)
● Sáng 29-1, UBND thành phố và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation, Nhật Bản (SMBC) ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào Đà Nẵng.
Theo biên bản ký kết, hai bên sẽ trao đổi các thông tin tổng quát được công bố rộng rãi về chính sách, quy định, thủ tục liên quan đến đầu tư và các cơ hội đầu tư tiềm năng tại Đà Nẵng, cũng như các thông tin về xu hướng đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản.
Bên cạnh đó, SMBC sẽ hỗ trợ UBND thành phố tìm hiểu và tiếp cận các đầu tư lớn và tiềm năng từ Nhật Bản cũng như các quốc gia khác trong phạm vi mạng lưới SMBC để đẩy mạnh và thu hút đầu tư; hai bên tiến hành tổ chức các hội thảo đầu tư, tổ chức các đoàn doanh nghiệp khảo sát môi trường đầu tư tại Đà Nẵng và Nhật Bản.
Phát biểu tại lễ ký kết, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Văn Miên cho biết đây là sự kiện ý nghĩa nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và các doanh nghiệp Nhật Bản; đặc biệt là thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đầu tư và kết nối doanh nghiệp với thị trường Nhật Bản trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp, bình đẳng và hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Phó Chủ tịch Trần Văn Miên khẳng định chính quyền thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giấy phép cho các doanh nghiệp là khách hàng của SMBC trong các dự án đầu tư trực tiếp và hợp tác kinh doanh tại Đà Nẵng.
Ông Ryuji Nishisaki, Giám đốc điều hành, phụ trách bộ phận khu vực châu Á-Thái Bình Dương và bộ phận thị trường phát triển châu Á của SMBC, đánh giá cao sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; đồng thời nhấn mạnh việc hai bên ký kết biên bản ghi nhớ về hỗ trợ thu hút đầu tư sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa Đà Nẵng với các doanh nghiệp Nhật Bản, nhất là trong năm 2018 là năm kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Ông Ryuji Nishisaki khẳng định sẽ tích cực hỗ trợ UBND thành phố trong việc tiếp cận các nhà đầu tư lớn và tiềm năng từ Nhật Bản cũng như từ các quốc gia khác trong phạm vi mạng lưới của SMBC để đẩy mạnh và thu hút đầu tư.
SMBC là ngân hàng lớn thứ ba tại Nhật Bản về tổng tài sản và lớn thứ hai về tổng nguồn vốn. Năm 1994, SMBC thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội và năm 2006 mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. (QUỐC KHẢI)
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng
- Cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển Sơn Trà