Với việc “mở hàng” năm mới bằng thương vụ lớn, cùng hiệu ứng tích cực từ năm 2017 và những thuận lợi về chính sách, năm 2018 được kỳ vọng sẽ là mùa vàng mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản.
2 tỷ USD M&A bất động sản
Theo thống kê của CBRE, năm 2017 được xem là một năm sôi động của M&A, giá trị M&A trên thị trường bất động sản đạt khoảng 2 tỷ USD. Đáng chú ý là, quỹ đầu tư Warburg Pincus thành lập liên doanh với VinaCapital có quy mô 300 triệu USD và ngay sau đó thâu tóm công ty quản lý khách sạn Serenity Holding và mua 50% cổ phần trong khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội. Warburg cũng thành lập liên doanh với Tổng công ty Phát triển công nghiệp Becamex để đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp và dịch vụ logistics với quy mô vốn 200 triệu USD.
Năm 2018 được kỳ vọng sẽ là mùa vàng M&A bất động sản. |
VinaCapital hợp tác với Shinhan đầu tư 100 triệu USD vào Novaland. CapitalLand cũng tiến hành mua lại 90% cổ phần của một dự án rộng 0,8 ha ở Thảo Điền (TP.HCM), để phát triển hơn 300 căn hộ.
Trong khi đó, Samsung Securities cùng với Caldera Pacific, một quỹ đầu tư từ Hồng Kông đã mua 40% cổ phần của Dragon Capital và trở thành cổ đông lớn thứ hai.
Ngoài ra, hàng loạt thương vụ M&A lớn khác đã được thực hiện trong năm 2017 như An Gia Investment và Creed Group (Nhật Bản); Quốc Cường Gia Lai và Sunny Island; VinaLand Limited và Trí Đức; Hakyu Realty và Nishi Nippon Railroad với Tập đoàn Nam Long…
Báo hiệu mùa M&A bội thu
Thị trường M&A bất động sản vừa ghi nhận một thương vụ khủng “chào sàn” ngay đầu năm 2018. Theo đó, Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã mua lại 50% vốn góp của Posco E&C tại An Khánh JVC, chủ đầu tư Dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora) 264 ha, có tổng vốn đầu tư 2,57 tỷ USD.
“Phát súng” chào sàn này được kỳ vọng là động lực thúc đẩy sự bùng nổ của hoạt động M&A bất động sản năm 2018.
“Thị trường bất động sản trong nước đang ở làn sóng M&A thứ hai kể từ năm 2015 và sẽ tiếp nối sang năm 2018. Thực tế trong 10 năm qua, giá trị M&A năm nào cũng tăng trưởng mạnh”, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc AVM Vietnam nhận định.
Theo ông Minh, có 3 vấn đề để M&A bất động sản sẽ tiếp tục đà tăng trưởng. Một là, công cuộc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ. Hai là, sự trỗi dậy của nhiều đơn vị tư nhân trong ngành, nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện M&A khá thành công trên thị trường. Ba là, ngày càng có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam, trong đó, TP.HCM luôn là điểm đến được khuyến nghị đầu tư.
Nhận định cơ hội và dư địa để M&A tăng trưởng mạnh trên thị trường bất động sản Việt Nam là rất lớn, bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc Đầu tư Jones Lang Lasalle Việt Nam (JLL) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài sẽ là động lực chính cho những thương vụ M&A bất động sản thời gian tới, đặc biệt là những đơn vị đến từ khu vực châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Singapore…
“Với tốc độ tăng trưởng GDP cùng nhiều chính sách mở rộng từ chính quyền, đặc biệt tỷ suất vốn hóa còn nhiều tiềm năng, nhiều nhà đầu tư ngoại vẫn muốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam”, bà Khanh nhận xét.
Còn theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài đã qua giai đoạn thăm dò, tìm kiếm cơ hội tại thị trường và chỉ tham gia ở nhóm bất động sản thương mại thì hiện tại, hoạt động đã diễn ra rất sôi nổi tại phân khúc nhà ở, thông qua việc kết hợp với các nhà phát triển trong nước. Đối với họ, một thị trường hơn 93 triệu dân với cơ cấu dân số trẻ là một cơ hội vô cùng hấp dẫn.
"Chúng tôi dự đoán, M&A sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2018 với giá trị được kỳ vọng đạt 1,5 - 2 tỷ USD. Các nhà đầu tư chủ yếu sẽ đến từ Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc và Hàn Quốc", bà Bùi Trang, Trưởng bộ phận thị trường của JLL Việt Nam, nhận định.
Các bản tin khác
- Đầu tư theo kênh nào để sinh lời?
- Đà Nẵng: Cấm chủ đầu tư bán nhà đất dưới mọi hình thức khi dự án chưa đủ thủ tục pháp lý
- 5.581 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu giai đoạn 1
- Ô tô Indonesia 300 triệu, xe Thái 400 triệu đổ về Việt Nam
- Du lịch Đà Nẵng 2017 kỳ vọng bùng nổ với lễ hội pháo hoa
- Đà Nẵng siết chặt hoạt động quản lý đất đai, nhà ở, căn hộ
- NGHỊ QUYẾT HĐND THÀNH PHỐ: Đặt, đổi tên một số đường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2016
- Kinh nghiệm chọn mua chung cư
- Đà Nẵng sẽ đầu tư 9.677 tỷ đồng tái cấu trúc phát triển đô thị
- Bất động sản làm tăng áp lực lên hạ tầng của Đà Nẵng
- WB và ADB ủng hộ dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Khẩn trương giải quyết việc đền bù, giải tỏa dự án Trung tâm thương mại Chợ Cồn và công viên thành phố
- Nghiên cứu khả thi dự án Di dời ga đường sắt và Tái phát triển đô thị TP Đà Nẵng do Tư vấn quốc tế của WB thực hiện
- Đấu giá lô đất lớn góc đường Ngô Quyền–Võ Văn Kiệt
- Dự án KCN Hòa Khánh mở rộng: Chia lô cho công nhân xây nhà ở
- Nhiều điểm mới trong quy chế cho vay mới
- Xác định khu vực tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Đà Nẵng
- Không lo tiền bị 'chôn' trong bất động sản
- Đà Nẵng đáng sống, cần thêm “đáng đầu tư”
- Đà Nẵng quy định diện tích tối thiểu căn hộ là 45m2