Năm 2017, thị trường bất động sản tăng khoảng 4,07% so với cuối năm 2016 và đóng góp 0,21% trong mức tăng trưởng 6,81% GDP của cả nước. Lượng giao dịch tăng khá, số giao dịch thành công khoảng 68.000 căn, với tỷ lệ hấp thụ thị trường trung bình khoảng 79%.
Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia |
Cùng với giao dịch sôi động, số lượng hàng tồn kho bất động sản năm 2017 tiếp tục giảm khoảng 17% so với cuối năm 2016, còn khoảng 25.723 tỷ đồng. Giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định, giá bán tăng nhẹ ở phân khúc bất động sản trung - cao cấp.
Năm qua cũng chứng kiến dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn nước ngoài đăng ký mới, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực bất động sản duy trì tỷ lệ tăng 21 - 22%, tương đương với khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm.
Dù dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản đã có sự đa dạng hơn, nhưng để thị trường có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, phải kể đến vai trò không nhỏ của khu vực ngân hàng - kênh cung ứng vốn cơ bản cho thị trường bất động sản.
Theo dõi dòng vốn vào thị trường bất động sản giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy, các ngân hàng hiện tại không chỉ là kênh cung vốn cho các doanh nghiệpbất động sản (nguồn cung), mà còn hướng tới những nhà đầu tư, người tiêu dùng có nhu cầu mua bất động sản.
Cụ thể, năm 2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vào khoảng 19%, trong đó tăng trưởng cho vay vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng khoảng 13%. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng trên tổng tín dụng vào khoảng 15,5% (năm 2016 là 17,1%). Tín dụng chủ yếu được dẫn vào lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khách sạn, nhà ở.
Tín dụng bất động sản chiếm 8% tổng dư nợ 2017, đạt khoảng 470.000 tỷ đồng. Ảnh: Dũng Minh |
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, vốn ngân hàng chảy vào bất động sản còn “ẩn nấp” qua kênh cho vay tiêu dùng. Cụ thể, từ năm 2016, tín dụng tiêu dùng đã đột ngột tăng mạnh 50,2% so với năm 2015 và tăng cao hơn vào năm 2017, khoảng 65%. Đến cuối năm 2017, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 16 - 17% tổng tín dụng, trong đó gần 60% là tập trung ở phân khúc cho vay sửa chữa và mua nhà để ở.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có những chính sách kiểm soát tín dụng sang thị trường bất động sản, nhưng xét về tổng thể, bằng nhiều cách, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp, nguồn vốn, chủ yếu là từ ngân hàng, vẫn tiếp tục tăng và góp phần phục hồi thị trường bất động sản.
Các bản tin khác
- Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực nguồn vốn ngày càng thắt chặt
- Kỳ thú bãi Đa Sơn Trà
- Thắp lên tình yêu Sơn Trà
- Đầu tư shophouse hiệu quả đến đâu?
- Premier Village Danang Resort - “Khu nghỉ dưỡng biển sang trọng nhất thế giới dành cho gia đình”
- 6 tác phẩm đoạt giải cuộc thi "Tuyệt vời Đà Nẵng ơi" - mùa 2
- Hoàng Gia Phát ra mắt Siêu dự án Shophouse VIP nhất ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng
- Đà Nẵng tái thiết không gian công cộng (Kỳ 2: Thu hồi, hoán đổi đất vàng để làm công viên)
- Giữ bản sắc đô thị Đà Nẵng
- Các loại hợp đồng bắt buộc phải công chứng năm 2018
- ĐƯA NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO CUỘC SỐNG Triển khai hiệu quả chương trình "Có nhà ở"
- Kinh doanh địa ốc xoay vốn thời tín dụng bị thắt nguồn
- Những khu vực nào ở Đà Nẵng chỉ được xây tối đa 9 tầng?
- Thiếu đất tái định cư
- Ba Na Hills Golf Club được vinh danh "Sân golf tốt nhất châu Á 2018"
- Mùa lau trắng tinh khôi ở Đà Nẵng
- Dòng vốn bất động sản đổ vào khu vực Tây Bắc Đà Nẵng
- Đà Nẵng sẽ có phố đi bộ, chợ đêm rộng hơn 3ha
- Đất nền nam Đà Nẵng: Mất dấu trên thị trường ?
- Cần sớm bố trí vốn để khởi công dự án cảng Liên Chiểu