Năm 2017, thị trường bất động sản tăng khoảng 4,07% so với cuối năm 2016 và đóng góp 0,21% trong mức tăng trưởng 6,81% GDP của cả nước. Lượng giao dịch tăng khá, số giao dịch thành công khoảng 68.000 căn, với tỷ lệ hấp thụ thị trường trung bình khoảng 79%.
Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia |
Cùng với giao dịch sôi động, số lượng hàng tồn kho bất động sản năm 2017 tiếp tục giảm khoảng 17% so với cuối năm 2016, còn khoảng 25.723 tỷ đồng. Giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định, giá bán tăng nhẹ ở phân khúc bất động sản trung - cao cấp.
Năm qua cũng chứng kiến dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn nước ngoài đăng ký mới, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực bất động sản duy trì tỷ lệ tăng 21 - 22%, tương đương với khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm.
Dù dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản đã có sự đa dạng hơn, nhưng để thị trường có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, phải kể đến vai trò không nhỏ của khu vực ngân hàng - kênh cung ứng vốn cơ bản cho thị trường bất động sản.
Theo dõi dòng vốn vào thị trường bất động sản giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy, các ngân hàng hiện tại không chỉ là kênh cung vốn cho các doanh nghiệpbất động sản (nguồn cung), mà còn hướng tới những nhà đầu tư, người tiêu dùng có nhu cầu mua bất động sản.
Cụ thể, năm 2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vào khoảng 19%, trong đó tăng trưởng cho vay vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng khoảng 13%. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng trên tổng tín dụng vào khoảng 15,5% (năm 2016 là 17,1%). Tín dụng chủ yếu được dẫn vào lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khách sạn, nhà ở.
Tín dụng bất động sản chiếm 8% tổng dư nợ 2017, đạt khoảng 470.000 tỷ đồng. Ảnh: Dũng Minh |
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, vốn ngân hàng chảy vào bất động sản còn “ẩn nấp” qua kênh cho vay tiêu dùng. Cụ thể, từ năm 2016, tín dụng tiêu dùng đã đột ngột tăng mạnh 50,2% so với năm 2015 và tăng cao hơn vào năm 2017, khoảng 65%. Đến cuối năm 2017, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 16 - 17% tổng tín dụng, trong đó gần 60% là tập trung ở phân khúc cho vay sửa chữa và mua nhà để ở.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có những chính sách kiểm soát tín dụng sang thị trường bất động sản, nhưng xét về tổng thể, bằng nhiều cách, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp, nguồn vốn, chủ yếu là từ ngân hàng, vẫn tiếp tục tăng và góp phần phục hồi thị trường bất động sản.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng "ghi điểm" nhờ tỷ phú thế giới "đổ bộ"
- Lộ diện các diễn giả ở hội nghị “bí ẩn” tại Đà Nẵng
- Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản còn rất khó khăn'
- Hội nghị 'bí ẩn' tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế
- Thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản: Vẫn còn vướng mắc
- Giá đất tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố
- BĐS Đà Nẵng: Nhà phố đang "ngược dòng"
- Sửa đổi Luật Công chứng: Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
- Giải ngân hơn 220 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
- Hủy quy hoạch xây dựng nhiều tuyến đường ở quận Ngũ Hành Sơn
- Chủ đất cũ “làm khó” khi sang tên
- Kiến nghị cho thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài
- Điều chỉnh, thẩm định một số đồ án
- Xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật
- Nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số công lý
- DỰ ÁN MỞ RỘNG TRƯỜNG ĐH THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Giải quyết nợ đất tái định cư
- Gỡ khó cho bất động sản từ gói 30.000 tỷ đồng
- Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp cơ sở
- 600.000 “sổ đỏ” đã ký chưa có người nhận