Năm 2017, thị trường bất động sản tăng khoảng 4,07% so với cuối năm 2016 và đóng góp 0,21% trong mức tăng trưởng 6,81% GDP của cả nước. Lượng giao dịch tăng khá, số giao dịch thành công khoảng 68.000 căn, với tỷ lệ hấp thụ thị trường trung bình khoảng 79%.
Ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia |
Cùng với giao dịch sôi động, số lượng hàng tồn kho bất động sản năm 2017 tiếp tục giảm khoảng 17% so với cuối năm 2016, còn khoảng 25.723 tỷ đồng. Giá giao dịch trên thị trường tương đối ổn định, giá bán tăng nhẹ ở phân khúc bất động sản trung - cao cấp.
Năm qua cũng chứng kiến dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn nước ngoài đăng ký mới, đứng thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, lượng kiều hối chảy vào lĩnh vực bất động sản duy trì tỷ lệ tăng 21 - 22%, tương đương với khoảng 2,5 tỷ USD mỗi năm.
Dù dòng vốn chảy vào thị trường bất động sản đã có sự đa dạng hơn, nhưng để thị trường có những chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây, phải kể đến vai trò không nhỏ của khu vực ngân hàng - kênh cung ứng vốn cơ bản cho thị trường bất động sản.
Theo dõi dòng vốn vào thị trường bất động sản giai đoạn 2015 - 2017 có thể thấy, các ngân hàng hiện tại không chỉ là kênh cung vốn cho các doanh nghiệpbất động sản (nguồn cung), mà còn hướng tới những nhà đầu tư, người tiêu dùng có nhu cầu mua bất động sản.
Cụ thể, năm 2017, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vào khoảng 19%, trong đó tăng trưởng cho vay vào lĩnh vực bất động sản và xây dựng khoảng 13%. Tỷ trọng cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng trên tổng tín dụng vào khoảng 15,5% (năm 2016 là 17,1%). Tín dụng chủ yếu được dẫn vào lĩnh vực xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khách sạn, nhà ở.
Tín dụng bất động sản chiếm 8% tổng dư nợ 2017, đạt khoảng 470.000 tỷ đồng. Ảnh: Dũng Minh |
Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, vốn ngân hàng chảy vào bất động sản còn “ẩn nấp” qua kênh cho vay tiêu dùng. Cụ thể, từ năm 2016, tín dụng tiêu dùng đã đột ngột tăng mạnh 50,2% so với năm 2015 và tăng cao hơn vào năm 2017, khoảng 65%. Đến cuối năm 2017, tỷ trọng tín dụng tiêu dùng chiếm khoảng 16 - 17% tổng tín dụng, trong đó gần 60% là tập trung ở phân khúc cho vay sửa chữa và mua nhà để ở.
Như vậy, có thể thấy, mặc dù có những chính sách kiểm soát tín dụng sang thị trường bất động sản, nhưng xét về tổng thể, bằng nhiều cách, cả về trực tiếp lẫn gián tiếp, nguồn vốn, chủ yếu là từ ngân hàng, vẫn tiếp tục tăng và góp phần phục hồi thị trường bất động sản.
Các bản tin khác
- Tiềm năng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng
- 4 cách đầu tư bất động sản lãi cao
- Giấc mơ về một ngôi nhà ven song
- Đánh thức không gian đô thị chung Quảng Nam - Đà Nẵng
- Đà Nẵng - Điểm du lịch ưa thích hàng đầu của các gia đình Hàn Quốc
- Chính phủ yêu cầu thẩm định dự án đầu tư xây bến cảng Liên Chiểu
- 03/06/2018 3:19 PM Đại gia bất động sản ồ ạt xin dự án
- Ngon như "miếng bánh" căn hộ đa năng Officetel - Condotel
- Công viên nước mini đầu tiên tại Đà Nẵng đi vào hoạt động
- Phân khúc lưu trú - dịch vụ cao cấp phát triển mạnh
- Sun River City - đô thị ánh sáng bên sông Cổ Cò
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng giảm "sốt": Tín hiệu mừng hay lo?
- Ra mắt cụm tổ hợp ẩm thực, giải trí trên du thuyền
- Hoán đổi 6.000m2 đất để mở rộng Công viên APEC
- Vicoland Group tiếp tục bàn giao sổ hồng nhà ở xã hội
- Đà Nẵng hướng về Tây Bắc thành phố
- BĐS ‘siêu’ sang chảnh hấp dẫn nhà đầu tư
- Khai trương Vinpearl Condotel Riverfront Đà Nẵng
- Lãnh đạo Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản: Luật Du lịch đã quy định pháp lý của condotel
- Chuyên gia: Chưa cần lo về bong bóng bất động sản