Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ chiều ngày 5/9/2012, Chính phủ đã đưa ra một số giải pháp tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và chứng khoán chủ yếu sẽ được tập trung thực hiện từ nay tới cuối năm.
Tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2012. Chính phủ đã thống nhất đánh giá kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến đúng hướng, đạt được kết quả tích cực, khá toàn diện. Các nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương đã dần phát huy tác dụng.
Trong những tháng cuối năm, Chính phủ tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu, trong đó:
Tập trung thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao trở lại. Trong đó chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho để bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mới; có biện pháp hiệu quả giải quyết nợ để các doanh nghiệp có thể từng bước quan hệ tín dụng bình thường trở lại với các ngân hàng, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng xuất khẩu trở lại, nhất là các mặt hàng chủ lực quản lý tốt thị trường trong nước…
Điều hành chính sách giá cả linh hoạt, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và đầu tư; mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Nâng cao chất lượng để tăng giá trị với nhóm hàng sản xuất truyền thống (đặc biệt là nông, lâm, thuỷ sản) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng. Chú trọng triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng; chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Xác định mức độ ưu tiên tiếp cận ngoại tệ đối với các nhóm hàng không thiết yếu khi cho vay nhập khẩu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo. Bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,... và giá cả nguyên vật liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất...
Đẩy mạnh việc triển khai tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu. Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ để bảo đảm an toàn hệ thống. Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị của VND.
Ngoài ra, Chính phủ còn đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, đặc biệt là các dự án lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư.
Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ cuối chiều cùng ngày (5/9), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, cho biết để tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán cần phải nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải làm mạnh mẽ…minh bạch và tăng cường các văn bản pháp luật, chính sách về thuế, huy động các nhà đầu tư tham gia thị trường…
Hiện Bộ Tài chính đã có chương trình tổng thể về vấn đề này và tới đây sẽ công bố, Bộ trưởng cho biết thêm.
Trong những tháng cuối năm, Chính phủ tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu, trong đó:
Tập trung thực hiện Nghị quyết 13/NQ-CP tháo gỡ khó khăn hỗ trợ doanh nghiệp, tạo môi trường cho phát triển sản xuất kinh doanh, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa nhưng không làm bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát tăng cao trở lại. Trong đó chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết hàng tồn kho để bước vào chu kỳ sản xuất kinh doanh mới; có biện pháp hiệu quả giải quyết nợ để các doanh nghiệp có thể từng bước quan hệ tín dụng bình thường trở lại với các ngân hàng, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tăng xuất khẩu trở lại, nhất là các mặt hàng chủ lực quản lý tốt thị trường trong nước…
Thị trường bất động sản, chứng khoán sẽ được Chính phủ tập trung tháo gỡ khó khăn |
Điều hành chính sách giá cả linh hoạt, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ các loại giá, phí ảnh hưởng hoặc trực tiếp làm tăng chi phí đầu vào của sản phẩm. Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại và đầu tư; mở rộng thị trường, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, nhất là các mặt hàng sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Nâng cao chất lượng để tăng giá trị với nhóm hàng sản xuất truyền thống (đặc biệt là nông, lâm, thuỷ sản) không có điều kiện tăng nhiều về khối lượng. Chú trọng triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu gắn với chống gian lận hàng hóa, hàng giả, hàng kém chất lượng; chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Xác định mức độ ưu tiên tiếp cận ngoại tệ đối với các nhóm hàng không thiết yếu khi cho vay nhập khẩu. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo. Bảo đảm chất lượng và giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh cho người, thuốc bảo vệ động, thực vật, phân bón,... và giá cả nguyên vật liệu là đầu vào cho hoạt động sản xuất...
Tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, chứng khoán
Từ nay tới cuối năm, Chính phủ cũng sẽ triển khai các giải pháp khác, như ngân hàng cần áp dụng cơ chế linh hoạt để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp nói chung; nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,… Tăng mức cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất thấp.Đẩy mạnh việc triển khai tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu. Tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ để bảo đảm an toàn hệ thống. Điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, hướng tới mục tiêu ổn định giá trị của VND.
Ngoài ra, Chính phủ còn đẩy nhanh việc thực hiện và giải ngân vốn đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia. Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA, đặc biệt là các dự án lớn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện; ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp FDI mở rộng đầu tư.
Chính phủ sẽ tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ cuối chiều cùng ngày (5/9), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, cho biết để tháo gỡ khó khăn cho thị trường chứng khoán cần phải nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó có thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải làm mạnh mẽ…minh bạch và tăng cường các văn bản pháp luật, chính sách về thuế, huy động các nhà đầu tư tham gia thị trường…
Hiện Bộ Tài chính đã có chương trình tổng thể về vấn đề này và tới đây sẽ công bố, Bộ trưởng cho biết thêm.
(Theo VnMedia)
Các bản tin khác
- Chọn 4 địa điểm xây quảng trường kết hợp công viên biển dọc đường Nguyễn Tất Thành
- Đà Nẵng đạt danh hiệu Thành phố xanh quốc gia
- Đà Nẵng: Xuất hiện doanh nghiệp bất động sản đầu tiên mua lại sản phẩm do mình bán ra
- Condotel, resort, shophouse… phải vào khuôn khổ
- Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ cảng Liên Chiểu, ga Đà Nẵng
- Thương hiệu khách sạn Four Points by Sheraton có mặt tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng phê duyệt lối xuống biển công cộng tại khu vực dự án The Song
- Nhà đầu tư nước ngoài "sốt sắng" đổ vốn vào bất động sản Việt Nam
- Chuyên gia nói gì về bất động sản nửa cuối năm 2018?
- Công bố 2 dự án khách sạn tại 75 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 và 178 Trần Phú, Đà Nẵng
- Xây khu phức hợp khách sạn 40 triệu USD bên Sông Hàn
- PGT Group mở bán khu đô thị PGT City vào ngày 8/7
- Có hay không dự án "vướng đất quốc phòng" nên chậm tiến độ?
- UBND THÀNH PHỐ TRẢ LỜI Ý KIẾN CỬ TRI Quy hoạch Quảng trường trung tâm, tinh giản biên chế
- Mở lối xuống biển, thu hồi đất các dự án không triển khai
- Nhất Nam Land được vinh danh top 20 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tiêu biểu Việt Nam 2017
- Vay tiêu dùng tại công ty tài chính - những sản phẩm nổi bật
- 8 sàn giao dịch bất động sản dừng hoạt động
- Ngừng thí điểm mô hình Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp ở Đà Nẵng
- Bất động sản giao dịch chậm