Ngày 7/9, thành phố Đà Nẵng tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo thành phố, Ngân hàng nhà nước (NHNN) với 150 doanh nghiệp, đại diện cho hơn 15.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng. Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Bá Thanh và Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến chủ trì buổi gặp gỡ.
Khó tiếp cận được vốn vay
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn 7 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, dự kiến những tháng cuối của năm 2012 cũng chưa sáng sủa. Con số doanh nghiệp giải thể lên đến hơn 1000 vào cuối năm nay. Một số ngành hàng có sản lượng giảm mạnh như xe máy giảm 74,9%, thủy sản khô giảm 58%, vật liệu xây dựng giảm từ 32-45%...
Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế chung của toàn cầu, thị trường thu hẹp, sức mua giảm, lượng tồn kho nhiều… Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng siết chặt việc cho vay, lãi suất vẫn ở mức cao khiến các doanh nghiệp càng khó có cơ hội tiếp cận vốn vay để tiếp tục duy trì hoạt động.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, theo khảo sát mới đây của Sở, đến cuối tháng 7/2012, có đến 40 trong tổng số 57 Chi nhánh ngân hàng, Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố chưa đưa lãi suất cho vay ngắn hạn về mức 15% theo chủ trương của Thống đốc NHNN. Và chỉ có 60% các khoản dư nợ cũ với lãi suất trên 15% được giảm lãi suất về dưới mức 15%/năm.
Bà Hoàng Thị Hồng Nhạn, Tổng Giám đốc Cty TNHH SX, XD&TM Khải Phát cho biết, mặc dù thuộc đối tượng được vay ưu đãi với lãi suất ngắn hạn là 13%, nhưng doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng với rất nhiều lý do như: ngân hàng chỉ xét cho các doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm loại A, ngân hàng hết tiền cho gói lãi suất thấp, ngân hàng không có chủ trương, đòi hỏi tài sản thế chấp…
Đồng quan điểm với bà Nhạn về yêu cầu tài sản thế chấp của các ngân hàng, bà Trần Thị Hường, một doanh nghiệp nhỏ tại huyện Hoà Vang cho biết, bà hết sức vất vả khi gõ cửa các ngân hàng để vay 5 tỷ đồng mở một xưởng sản xuất nước rửa chén, nhưng không có ngân hàng nào chịu cho vay vì mảnh đất của bà là đất nông nghiệp, không phải loại tài sản được dùng để thế chấp. Không có vốn sản xuất, doanh nghiệp của bà buộc phải đóng cửa từ đầu năm đến nay.
Một trong những lý do khiến một số doanh nghiệp e ngại với các khoản vay của ngân hàng là do tính không ổn định của các mức lãi suất. Ông Phan Hải, Giám đốc Công ty giày B.Q đề nghị NHNN phải có các biện pháp trong việc duy trì ổn định mức lãi suất. Số vốn doanh nghiệp có thể được vay với mức thấp hôm nay không chắc có bị điều chỉnh tăng lên trong vòng 1, 2 tháng tới hay không?.
Chính quyền sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố thống nhất, ngân hàng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn với mức lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cũng cho biết, với mức lãi suất tiền gửi từ 8-12%/năm và cho vay từ 13-15% như hiện nay thì khó có thể kéo lãi suất cho vay giảm thêm nữa vì các ngân hàng sẽ không bù đắp nổi chi phí hoạt động chứ chưa nói đến làm ăn có lãi.
“Các ngân hàng cũng phải cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng, đồng thời cũng không thể vượt qua cái ngưỡng nguy hiểm để giữ an toàn tín dụng, bảo đảm hoạt động của ngân hàng”, ông Nguyễn Ngọc Bảo, đại diện Ngân hàng NN&PTNT - nói.
Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện các Chi nhánh ngân hàng cam kết sẽ đưa lãi suất các hợp đồng vay cũ xuống dưới 15%. Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải nhanh chóng triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Nếu tổ chức nào không chấp hành mà NHNN phát hiện được thì sẽ xem xét trách nhiệm của từng ngân hàng.
Về kiến nghị NHNN nên đưa lãi suất vay ngắn hạn giảm xuống còn 10-12%, ông Tiến cho biết, điều này còn tuỳ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu chống lạm phát trong những tháng tới.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn 7 tháng đầu năm gặp rất nhiều khó khăn, dự kiến những tháng cuối của năm 2012 cũng chưa sáng sủa. Con số doanh nghiệp giải thể lên đến hơn 1000 vào cuối năm nay. Một số ngành hàng có sản lượng giảm mạnh như xe máy giảm 74,9%, thủy sản khô giảm 58%, vật liệu xây dựng giảm từ 32-45%...
Các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế chung của toàn cầu, thị trường thu hẹp, sức mua giảm, lượng tồn kho nhiều… Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng siết chặt việc cho vay, lãi suất vẫn ở mức cao khiến các doanh nghiệp càng khó có cơ hội tiếp cận vốn vay để tiếp tục duy trì hoạt động.
Ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, theo khảo sát mới đây của Sở, đến cuối tháng 7/2012, có đến 40 trong tổng số 57 Chi nhánh ngân hàng, Tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố chưa đưa lãi suất cho vay ngắn hạn về mức 15% theo chủ trương của Thống đốc NHNN. Và chỉ có 60% các khoản dư nợ cũ với lãi suất trên 15% được giảm lãi suất về dưới mức 15%/năm.
Bà Hoàng Thị Hồng Nhạn, Tổng Giám đốc Cty TNHH SX, XD&TM Khải Phát cho biết, mặc dù thuộc đối tượng được vay ưu đãi với lãi suất ngắn hạn là 13%, nhưng doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng với rất nhiều lý do như: ngân hàng chỉ xét cho các doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm loại A, ngân hàng hết tiền cho gói lãi suất thấp, ngân hàng không có chủ trương, đòi hỏi tài sản thế chấp…
Đồng quan điểm với bà Nhạn về yêu cầu tài sản thế chấp của các ngân hàng, bà Trần Thị Hường, một doanh nghiệp nhỏ tại huyện Hoà Vang cho biết, bà hết sức vất vả khi gõ cửa các ngân hàng để vay 5 tỷ đồng mở một xưởng sản xuất nước rửa chén, nhưng không có ngân hàng nào chịu cho vay vì mảnh đất của bà là đất nông nghiệp, không phải loại tài sản được dùng để thế chấp. Không có vốn sản xuất, doanh nghiệp của bà buộc phải đóng cửa từ đầu năm đến nay.
Một trong những lý do khiến một số doanh nghiệp e ngại với các khoản vay của ngân hàng là do tính không ổn định của các mức lãi suất. Ông Phan Hải, Giám đốc Công ty giày B.Q đề nghị NHNN phải có các biện pháp trong việc duy trì ổn định mức lãi suất. Số vốn doanh nghiệp có thể được vay với mức thấp hôm nay không chắc có bị điều chỉnh tăng lên trong vòng 1, 2 tháng tới hay không?.
Chính quyền sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố thống nhất, ngân hàng tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn với mức lãi suất hợp lý. Tuy nhiên, đại diện các ngân hàng cũng cho biết, với mức lãi suất tiền gửi từ 8-12%/năm và cho vay từ 13-15% như hiện nay thì khó có thể kéo lãi suất cho vay giảm thêm nữa vì các ngân hàng sẽ không bù đắp nổi chi phí hoạt động chứ chưa nói đến làm ăn có lãi.
“Các ngân hàng cũng phải cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng, đồng thời cũng không thể vượt qua cái ngưỡng nguy hiểm để giữ an toàn tín dụng, bảo đảm hoạt động của ngân hàng”, ông Nguyễn Ngọc Bảo, đại diện Ngân hàng NN&PTNT - nói.
Cũng tại buổi gặp gỡ, đại diện các Chi nhánh ngân hàng cam kết sẽ đưa lãi suất các hợp đồng vay cũ xuống dưới 15%. Về vấn đề này, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến cũng đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải nhanh chóng triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN. Nếu tổ chức nào không chấp hành mà NHNN phát hiện được thì sẽ xem xét trách nhiệm của từng ngân hàng.
Về kiến nghị NHNN nên đưa lãi suất vay ngắn hạn giảm xuống còn 10-12%, ông Tiến cho biết, điều này còn tuỳ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế, thực hiện tốt mục tiêu chống lạm phát trong những tháng tới.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Đồng Tiến:
Việc điều chỉnh lãi suất còn tuỳ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế trong thời gian tới.
Việc điều chỉnh lãi suất còn tuỳ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế trong thời gian tới.
Bên cạnh việc đề nghị các ngân hàng mở rộng cửa đối với doanh nghiệp, ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND thành phố cũng đề nghị các doanh nghiệp nên bình tĩnh. Ông nói: “Các doanh nhân phải vững tay chèo để vượt qua bão tố, nếu buông tay vào lúc này thì con thuyền doanh nghiệp sẽ càng chìm nhanh. Chính lúc khó khăn mới thể hiện được bản lĩnh của người doanh nhân”.
Ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan, rà roát lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án, kế hoạch kinh doanh, sản xuất có tính khả thi cao để kịp thời hỗ trợ. “Thành phố dùng nguồn ngân sách của mình, đứng ra bảo lãnh tín chấp từ 3.000 - 5.000 tỷ để giúp các doanh nghiệp được vay vốn, tái đầu tư, sản xuất”, ông Thanh khẳng định.
Ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan, rà roát lại tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án, kế hoạch kinh doanh, sản xuất có tính khả thi cao để kịp thời hỗ trợ. “Thành phố dùng nguồn ngân sách của mình, đứng ra bảo lãnh tín chấp từ 3.000 - 5.000 tỷ để giúp các doanh nghiệp được vay vốn, tái đầu tư, sản xuất”, ông Thanh khẳng định.
TỪ ÂN
Theo Cổng thông tin điện tử Đà nẵng
Các bản tin khác
- Tách thửa: Lại rối chuyện tính thuế
- Đua ưu đãi kích cầu
- Giá đất tái định cư hộ chính một số dự án trên địa bàn thành phố
- Còn nhiều bất cập trong việc hoạch định chính sách
- Tổng rà soát toàn bộ đất quận Liên Chiểu
- Muốn cho thuê nhà phải lập doanh nghiệp!
- Cảnh giác với những chiêu lừa kiểu mới
- Nhà 1 tỷ đồng đua giảm giá kích cầu
- Đà Nẵng cho phép ghi nợ tiền sử dụng đất vào sổ đỏ
- Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận các quyền về nhà, đất
- Căn hộ nhỏ giúp "cò đất" kiếm bộn tiền
- Không bố trí tái định cư đối với đất nông nghiệp bị thu hồi
- Đâu khó… có thừa phát lại
- Giá đất tái định cư dự án Ven sông từ Bảo tàng Điêu khắc Chăm đến Công ty Sông Thu
- Nhà đầu tư ngoại âm thầm săn bất động sản Việt
- VỀ TRÀ BUI
- Đòi chia nhà với con sau 20 năm đi biệt
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Khi nào thị trường BĐS tăng và “nổ”?
- Chậm giao đất, Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kiện