Trong tháng 3-2018, nhiều chính sách mới có hiệu lực thi hành. Trong đó, nổi bật như quản lý ô-tô cũ nhập khẩu, quy định dùng thẻ tín dụng, tạm ứng ngân quỹ Nhà nước, giảm phí thẩm định, thu tiền sử dụng đất với diện tích tăng thêm.
Có hiệu lực từ ngày 1-3, Thông tư 03/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô-tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định: Đối với ô-tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định. Đối với ô-tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô-tô đại diện cho từng kiểu loại ô-tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định.
Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện ô-tô đã qua sử dụng có sự thay đổi từ nước ngoài về một số thông số kỹ thuật hoặc kết cấu so với xe xuất xưởng ban đầu của nhà sản xuất thì doanh nghiệp nhập khẩu phải xuất trình các tài liệu của cơ quan quản lý phương tiện nước ngoài với xe đã thay đổi. Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày đăng ký kiểm tra xe thực tế mà doanh nghiệp nhập khẩu không xuất trình được xe theo hồ sơ đăng ký để kiểm tra thì cơ quan kiểm tra sẽ tạm thời dừng các thủ tục chứng nhận với hồ sơ đó. Để tiếp tục được thực hiện việc kiểm tra thì doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục đăng ký lại từ đầu.
Quy định dùng thẻ tín dụng
Từ ngày 3-3, Thông tư số 26/2017/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN năm 2016 có hiệu lực, quy định: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước. Theo quy định cũ, đối tượng này cần phải có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong việc sử dụng thẻ mới được sử dụng các loại thẻ này.
Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước thay vì được sử dụng thẻ trả trước, thẻ ghi nợ không được thấu chi như trước đây. Ngoài ra, về hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ chỉ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
Tạm ứng ngân quỹ Nhà nước
Có hiệu lực từ ngày 10-3, Thông tư 06/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ Nhà nước cho ngân sách Nhà nước, quy định: UBND cấp tỉnh được tạm ứng ngân quỹ Nhà nước nhưng phải cam kết sử dụng đúng mục đích và phải hoàn trả chậm nhất vào ngày 31-12 của năm phát sinh đề nghị tạm ứng và các cam kết khác. UBND cấp tỉnh, thành phố tạm ứng ngân quỹ Nhà nước phải thanh toán khoản chi phí sử dụng ngân quỹ Nhà nước cho Kho bạc Nhà nước định kỳ hằng tháng với mức áp dụng thống nhất là 0,21%/tháng, chậm nhất vào ngày 10 của tháng liền kề sau tháng phải thanh toán; chi phí sử dụng ngân quỹ Nhà nước quá hạn bằng 150% mức chi phí sử dụng.
Giảm phí thẩm định
Có hiệu lực từ ngày 15-3, Thông tư 09/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức thu phí và lệ phí trong lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản, quy định: Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận vật tư nuôi trồng thủy sản nhập khẩu giảm còn 470.000 đồng + Số lượng mẫu x 80.000 đồng/mẫu; (quy định cũ là: 500.000 đồng + Số lượng mẫu x 90.000 đồng/mẫu). Phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm vật tư nuôi trồng thủy sản trong trường hợp đăng ký lại/gia hạn cũng giảm xuống còn 500.000 đồng/lần/sản phẩm, thay vì 530.000 đồng/lần/sản phẩm.
Thu tiền sử dụng đất với diện tích tăng thêm
Có hiệu lực từ ngày 20-3, Thông tư 10/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về thu tiền sử dụng đất, quy định: Việc thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm do đo đạc lại so với giấy tờ về quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được quy định như sau: Nếu hộ gia đình, cá nhân đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với thửa đất đó thì phải nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích tăng thêm do đo đạc lại theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đã có các giấy tờ về quyền sử dụng đất khác thì nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất tăng thêm theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất tăng thêm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
D.Minh tổng hợp
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết