Ngay tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt hơn dòng vốn vào bất động sản.
Cạnh tranh từ cung hàng đến tiếp cận nguồn vốn
Mặc dù phần lớn dự báo của các chuyên gia đều có chung nhận định, năm 2018, thị trường bất động sản có thể vẫn tiếp tục phục hồi, tăng trưởng. Tuy nhiên, trước chính sách “siết” tín dụng bất động sản dự báo sẽ được thực hiện thời gian tới, việc tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải sự chuẩn bị cho cuộc chơi mới.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), năm 2018, thị trường ít nhiều sẽ phải đối mặt với những thách thức, như khó khăn về quan hệ cung - cầu; tiếp cận quỹ đất đầu tư; thủ tục hành chính… Trong đó, khó khăn có thể nhận diện được là việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện lộ trình hạn chế dần nguồn tín dụng vào thị trường bất động sản.
Theo khuyến nghị của HoREA, trong thời gian tới, để phát triển bền vững, đòi hỏi các doanh nghiệp địa ốc không những phải chuẩn bị được quỹ đất sạch, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án; tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... mà còn phải có sự chuẩn bị các điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng theo chính sách mới hiện nay. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng cho việc hạn chế tín dụng vào bất động sản dự kiến áp dụng kể từ ngày 1/1/2019 theo lộ trình của Thông tư 19/2017/TT-NHNN.
Nguồn vốn ngân hàng đang được kiểm soát chặt hơn. Ảnh: Lê Toàn |
Áp lực của thị trường trong năm 2018 không chỉ với việc tiếp cận nguồn vốn mà các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về đầu ra của sản phẩm, bởi dự báo trong năm 2018, thị trường bất động sản phía Nam sẽ có cuộc đổ bộ về nguồn cung.
Theo khảo sát sơ bộ từ các doanh nghiệp địa ốc lớn, thời gian tới thị trường sẽ chứng kiến hàng chục ngàn sản phẩm căn hộ được đưa ra. Đơn cử như Tập đoàn Novaland, ngay đầu năm 2018 đã tung ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm căn hộ và nhà phố tại quận 2. Ngoài ra, nguồn tin từ Novaland cho biết, trong năm 2018, sẽ có một loạt dự án khác sẽ được công bố.
Còn với Đất Xanh, trong năm 2018, đơn vị này sẽ tung ra thị trường trên 10.000 căn hộ do chính Công ty làm chủ đầu tư. Cụ thể, nguồn cung căn hộ từ các Dự án Gem Riverside tại quận 2, TP.HCM bao gồm 12 tòa tháp với tổng số 3.100 căn hộ, Dự án Opal City tại quận 9 bao gồm 8 tòa tháp với hơn 3.500 căn hộ và Dự án Opal Premium tại quận Thủ Đức gồm 10 tòa tháp với tổng số 4.247 căn hộ và một dự án khác là Lux Riverview tại khu Nam sài Gòn.
Liên doanh giữa công ty cổ phần phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House) và Công ty TNHH Daewon (Hàn Quốc) sẽ mở bán Dự án Khu phức hợp Centum Wealth với 544 căn hộ. Hay hàng loạt dự án khác cũng lên kế hoạch bung hàng khủng ra thị trường trong năm 2018 như dự án Vin City vó quy mô 30.000 căn hộ và hàng ngàn căn nhà phố, Khang Điền cũng lên kế hoạch tung ra một số dự án mới…
Đâu là chiến lược gọi vốn?
Mặc dù đối mặt với nhiều áp lực phía trước, song qua ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, nhiều doanh nghiệp cho rằng không quá lo lắng. Bởi chính những áp lực này sẽ là động lực buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các giải pháp phù hợp để vượt qua, vươn lên để phát triển bền vững, thích ứng với môi trường kinh doanh hoàn toàn mới.
Chia sẻ về quan ngại khả năng khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn trong lĩnh vực địa ốc sắp tới, ông Ngô Quang Phúc, Phó tổng giám đốc Him Lam Land cho rằng, hầu hết các doanh nghiệp đầu tư địa ốc hiện nay đều phải tập trung vào 4 nguồn vốn chính gồm vốn tự có, nguồn vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ khách hàng và phần nhiều là nguồn vốn vay từ các ngân hàng.
Trong đó, nguồn vốn vay chiếm khá lớn, do vậy việc siết tín dụng chắc chắn sẽ tác động đến thị trường. Tuy nhiên, trong một thị trường đang có sự phát triển theo chiều sâu, đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có sự chuẩn bị.
“Với doanh nghiệp năng động phải luôn có sự chuẩn bị về nguồn vốn. Nếu nguồn vốn vay bị hạn chế, đòi hỏi doanh nghiệp phải đẩy mạnh các nguồn vốn còn lại. Vốn tự có thì không thể đẩy lên, nhưng nguồn vốn liên doanh, liên kết và vốn từ khách hàng sẽ thực hiện được”, ông Phúc nói và cho biết, thực tế nguồn vốn từ khách hàng vô cùng lớn.
Tuy nhiên, muốn huy động được nguồn vốn từ khách hàng, trước hết doanh nghiệp phải có uy tín, năng lực triển khai dự án bài bản thì mới tại tạo được niềm tin của khách hàng.
Ngoài những doanh nghiệp kể trên, ghi nhận chung cho thấy hàng loạt dự án cũng đang lên kế hoạch tung hàng ra thị trường 2018 như Công ty cổ phần Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước (DRH Holdings) với gần 500 căn hộ dự án Aurora Residences tại quận 8. Công ty Hưng Lộc Phát cho biết, sẽ chào bán ra thị trường dự án The Green Star (đường Phạm Hữu Lầu, Phú Mỹ Hưng, quận 7) với 100 căn biệt thự nhà phố và 1.000 căn hộ chung cư thương mại.
Có lẽ nhận diện được những rủi ro trên thị trường, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã đặc biệt chú trọng đến việc tạo nguồn vốn cho mình, giảm dần áp lực nguồn vốn vay. Để chuẩn bị cho chiến lược phát triển trong giai đoạn sắp tới, theo ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh, trong quý II/2018, Đất Xanh sẽ chính thức bắt tay với một nhà đầu tư hàng đầu của Nhật Bản để phát triển các dự án.
“Trong dự án đầu tiên, đối tác Nhật góp vốn 30% để cùng triển khai. Với các dự án tiếp theo, đối tác sẽ tham gia tham gia tỷ lệ cao hơn nhưng không quá từ 49%”, ông Thìn nói và cho biết, việc bắt tay hợp tác với nhà đầu tư Nhật có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển của Đất Xanh.
Ngoài các dự án căn hộ, Công ty đang đẩy mạnh phát triển các khu đô thị có quy mô lớn, đây phân klhúc nhà đầu tư Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm. họ có năng lực về tài chính, vì thực chất không phải lúc nào ngân hàng cũng sẵn lòng cho các doanh nghiệp bất động sản vay vốn triển khai. Hơn nữa, nhà đầu tư mà Đất Xanh hợp tác là một đối tác có nguồn tài chính mạnh, họ sẽ sẵn lòng đổ tiền cùng Công ty phát triển.
Không chỉ với Đất Xanh, câu chuyện liên doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước được hiện hiện khá nhiều ở các doanh nghiệp khác. Đơn cử như cuối năm 2017, Tập đoàn Phúc Khang hợp tác với Tập đoàn Mitsubishi thành lập liên doanh để phát triển các dự án của Phúc Khang. Mitsubishi bỏ vốn, Phúc Khang có quỹ đất. Trước đó, An Gia hợp tác với một nhà đầu tư Nhật Bản. Hay nguồn tin từ Công ty Danh Khôi cho biết, cũng vừa ký kết với một nhà đầu tư Nhật Bản để rót vốn vào triển khai các dự án sắp tới…
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, để có sự phát triển mạnh và bền vững, các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh, liên kết, sáp nhập để hình thành các tập đoàn bất động sản trong nước vững mạnh; lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài có uy tín và năng lực tài chính để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Cuộc đối đầu kỳ thú giữa shophouse và thương mại điện tử
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng