Trên địa bàn quận Sơn Trà đang triển khai 42 dự án, với khoảng 1.600 hồ sơ liên quan. Năm 2018, UBND quận xác định phải đẩy nhanh dứt điểm 19 dự án trọng điểm, tránh để tồn đọng kéo dài. Dẫu vậy, công tác giải phóng mặt bằng có những khó khăn nhất định.
Dự án đường nối từ Trường THCS Nguyễn Chí Thanh đến đường Trương Định còn vướng 3 hộ chưa giải tỏa. |
Các dự án gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng ở quận Sơn Trà như dự án cải tạo, nâng cấp đường Trương Định, đường Lê Văn Thứ, đường Vương Thừa Vũ (nối dài), đường Trần Quang Khải hay khu dân cư tổ 13, 14 phường Phước Mỹ…
Công tác giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến thi công kéo dài, ảnh hưởng đến công tác quản lý của địa phương và đời sống, sinh hoạt của người dân. Trước thực trạng trên, UBND thành phố đã có Công văn số 83/VP-QLĐTư yêu cầu UBND quận Sơn Trà rà soát và đề xuất danh mục các dự án giải tỏa trên địa bàn quận nhằm xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng kéo dài.
Theo ông Nguyễn Lâm Hà, Chủ tịch UBND phường Mân Thái, nơi có các dự án trọng điểm như: cải tạo, nâng cấp đường Trương Định, đường Lê Văn Thứ, đường Vương Thừa Vũ nối dài, đường nối từ Trương Định đến Lê Văn Thứ (đoạn từ Trường Nguyễn Chí Thanh đến đường Trương Định)…, khó khăn lớn nhất hiện nay là bất cập trong giá trị đền bù khiến người dân còn nhiều băn khoăn, do dự trước khi bàn giao mặt bằng cho hội đồng giải phóng mặt bằng.
“Việc đền bù được thực hiện theo giá quy định của Nhà nước, trong khi giá thị trường hiện nay rất cao nên người dân do dự. Họ cũng muốn bảo đảm các nhu cầu về cuộc sống, làm nhà ở để ổn định đời sống.
Có nhiều hộ diện tích thu hồi ít không bảo đảm bố trí tái định cư (TĐC), trong khi họ lại yêu cầu được bố trí TĐC để gia đình có đông nhân khẩu hoặc nhiều hộ nhỏ trong gia đình lớn có chỗ ở. Mặt khác, những hộ không bảo đảm điều kiện bố trí TĐC, yêu cầu được cấp (hoặc thuê) căn hộ chung cư, nhưng quỹ chung cư thành phố đến nay cũng không thể đáp ứng. Đây là khó khăn lớn, dẫn đến công tác vận động, tuyên truyền người dân bàn giao mặt bằng để triển khai dự án vướng kéo dài”, ông Hà nói.
Cũng theo ông Hà, đường sá làm dang dở, nguy cơ tai nạn giao thông tăng cao, môi trường ô nhiễm, người dân buôn bán dọc tuyến đường khó khăn. Hằng năm, nhất là mùa mưa và dịp Tết, tình trạng nước ngập gây khó cho người và phương tiện tham gia giao thông. UBND phường thường xuyên chi tiền để san lấp, gia cố đá dăm để đường bằng phẳng, giúp dân đi lại thuận lợi.
Theo đại diện UBND quận Sơn Trà, những tồn tại trong công tác đền bù, giải tỏa ở các dự án trọng điểm (và các dự án khác nói chung) trên địa bàn quận hiện nay, bên cạnh chênh lệch giá cả đền bù so với giá thị trường, đất thị trường chênh giá quá lớn so với đất bố trí TĐC, Hội đồng giải phóng mặt bằng còn gặp khó về quỹ đất TĐC (hiện quỹ đất đường 5,5m và 7,5m đã hết) khiến công tác bố trí TĐC (do phân kỳ dự án) gặp khó. Vị đại diện này cũng thừa nhận, hiện công tác phối kết hợp giữa Hội đồng giải phóng mặt bằng quận và các cơ quan quản lý về quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường chưa đồng nhất dẫn đến những bất cập vẫn tồn tại, ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Bài và ảnh: TRỌNG HUY
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Xu hướng đầu tư biệt thự biển năm 2017
- Hầm qua sông Hàn vì mai sau
- Phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá 50 lô đất
- Cuối năm nên gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, vàng hay chứng khoán?
- Đà Nẵng - dấu ấn 20 năm đổi mới Khởi sắc diện mạo đô thị
- Xây hầm qua sông Hàn từ tư duy giao thông đi trước
- Phương án hỗ trợ do giảm mặt cắt đường sau khi hình thành Nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Tận hưởng Thiên đường giáng sinh 2016 tại Asia Park
- Hội thảo "Đà Nẵng-20 năm quy hoạch và phát triển đô thị": Khuyến nghị chưa vội xây hầm chui qua sông Hàn
- TPP sẽ xoay chuyển bất động sản Việt Nam
- Cận cảnh khu nghỉ dưỡng 5 sao+ quốc tế vừa khai trương tại Phú Quốc
- Sun Group mời khách hàng ra đảo Ngọc đón bình minh rạng rỡ
- 20 năm nhìn lại công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị TP Đà Nẵng
- Sân vận động Hòa Xuân: "Ngôi nhà mới" của bóng đá Đà Nẵng
- VinaCapital đầu tư 650 tỷ đồng phát triển khu biệt thự biển
- Bất động sản nghỉ dưỡng “bình dân” dậy sóng
- Đà Nẵng sẽ xây hầm vượt sông Hàn
- Tại sao phải công chứng các hợp đồng, giao dịch bất động sản?
- Mùa cao điểm bắt đầu, Ngân hàng Nhà nước đảo chiều cho vay
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây 2 từ nguồn vốn ODA