Người Việt sẵn sàng vét sạch vốn liếng, vay mượn mua đất để dành, cất nhà, dù sống thiếu thốn, trả nợ hàng chục năm.
Quan sát thị trường bất động sản qua nhiều chu kỳ từ hoàng kim đến khủng hoảng, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Eximrs, Trần Thị Cẩm Tú cho biết, câu chuyện người Việt mê đất có thể được xem là nguyên nhân của mọi cơn nóng sốt bất thường vừa qua.
Bà Tú chỉ ra những lý do vì sao người Việt mê đất và sẵn sàng gom đất bằng mọi giá, bất chấp giá ảo, sốt ảo hay ôm đất ngay trong lúc thị trường địa ốc nguội lạnh, đóng băng.
Ảnh hưởng nền kinh tế nông nghiệp
Nền kinh tế nông nghiệp khiến người Việt gắn bó cuộc đời với mảnh vườn, đồng áng và đất đai là tài sản quan trọng để canh tác, trồng trọt, nuôi sống gia đình. Có thể nói đất đai gắn liền với đời sống kinh tế đại đa số người Việt do xuất phát điểm của nền kinh tế thuần nông. Họ mê đất vì đây là công cụ chính để mưu sinh.
Ẩn ức giai cấp
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, địa chủ là giai cấp giàu có nhờ có nhiều đất đai và có tiếng nói trong xã hội. Đại đa số người Việt đều làm thuê, chịu sự lệ thuộc vào giai cấp địa chủ vì cần đất đai để canh tác. Do đó, từ xa xưa, người Việt có mong mỏi vươn lên từ tá điền thành người có nhiều đất đai để thay đổi địa vị xã hội, làm chủ cuộc đời.
Định kiến xã hội - đất bảo chứng sự giàu có
Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam quan niệm "tấc đất tấc vàng". Tư tưởng có càng nhiều đất càng tốt và càng nắm trong tay quỹ đất lớn thì càng chứng tỏ được sự giàu có với xã hội đã ăn sâu vào máu thịt nhiều thế hệ người Việt. Thậm chí, họ còn có quan niệm tậu ruộng đất cò bay thẳng cánh, xây nhà cao cửa rộng để thỏa mãn sĩ diện, để chứng minh sự giàu có, chứ chưa hẳn vì nhu cầu sử dụng.
Người Việt mê đất, gom mua đất bằng mọi giá dù phải sống thiếu thốn, cõng thêm nợ nần vì tin rằng có đất là có hy vọng đổi đời. Ảnh: K.A |
Ngộ nhận đất là hàng hóa thiết yếu
Người Việt Nam cả cuộc đời quần quật làm việc chỉ mong muốn lớn nhất là hoàn thành nhiệm vụ mua đất cất nhà. Với họ, đây là một hàng hóa quan trọng nhất mà mỗi người cần phải tạo dựng được trong đời. Mảnh đất và ngôi nhà quan trọng không thua kém cơm ăn, áo mặc và được người Việt xem là hàng hóa thiết yếu.
Đây là sự ngộ nhận kéo dài từ nhiều thế hệ người Việt đến nay nhưng chưa thể thay đổi. Khái niệm ở nhà thuê, hoặc không có nhà đất để ở xem như cuộc đời thất bại vẫn còn ám ảnh nặng nề trong nhiều thế hệ người Việt.
Cần hiểu thêm hàng hóa thiết yếu là nhóm sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người như: thực phẩm phục vụ ăn, uống; sản phẩm chăm sóc sức khỏe; nhóm hàng hóa phẩm dầu gội, kem đánh răng, thuốc chữa bệnh... Nhóm hàng hóa thiết yếu còn có đặc điểm là tất cả mọi người đều cần đến, đều dùng đến, đều bắt buộc phải mua để phục vụ cuộc sống.
Đất đai nhà cửa được đánh giá là nhóm sản phẩm không thiết yếu, thậm chí có thể gọi là xa xỉ phẩm vì có giá trị quá lớn, đắt đỏ. Không có đất đai, nhà cửa có thể đi thuê mà không ảnh hưởng đến việc sinh tồn. Nền văn hóa phương Tây không chịu sức ép đặt bất động sản là hàng hóa thiết yếu như phương Đông.
Mộng đổi đời sau một đêm
Mở đường, xây cầu, quy hoạch nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, phóng hẻm… là những tình huống có thể khiến giá đất tăng chóng mặt, khiến người ôm đất vụt trở thành tỷ phú chớp nhoáng trong thời gian ngắn. Trên thực tế những sự may mắn ngẫu nhiên này từng diễn ra tại Việt Nam, giúp nhiều người từ nghèo khó, thiếu thốn thành khấm khá, thậm chí giàu có. Chính vì thế, tư duy ôm đất có thể chờ thời vận phất lên khiến cho niềm say mê của người Việt với loại tài sản đặc biệt như đất đai, luôn cuồng nhiệt.
Tâm lý bầy đàn, học theo giới siêu giàu
Tỷ phú, người siêu giàu trong xã hội đa phần nhờ có nhiều đất, buôn đất, kinh doanh bất động sản hoặc làm ngành nghề liên quan đến đất đai. Người Việt mê đất vì tâm lý bầy đàn, muốn đi theo con đường làm giàu của các tỷ phú bất động sản ngậm đất hóa vàng. Mặt khác, tất cả các ngành nghề đều liên quan đến đất. Sản xuất cần mặt bằng làm kho bãi, nhà xưởng. Công nông nghiệp, dịch vụ... đều cần đất để phục vụ kinh doanh. Khi mọi nhu cầu đều quy về đất khiến cho việc gom mua tài sản này được hình thành trên tâm lý đám đông. Chính vì vậy, rất khó điều chỉnh tâm lý và hành vi này của người Việt.
Tìm kênh trú ẩn an toàn
Người Việt tin rằng đổ tiền vào đất mang lại sự an toàn cho dòng vốn hơn bất cứ kênh đầu tư nào. Bởi lẽ đất không mất giá mà còn tăng giá theo thời gian. Gửi tiền vào đất tránh sự trượt giá của tiền mặt (lạm phát). Ôm đất không phải nơm nớp lo đánh rơi, bị trộm cướp. Trong trường hợp muốn giữ bí mật, âm thầm mua đất còn mang lại cho nhiều người cảm giác an tâm do tránh được sự chú ý của kẻ xấu. Mặt khác xu hướng chung của xã hội là chuyển hiện kim về tài sản có giá trị để tránh rủi ro, dễ quản lý và gia tăng giá trị nên đất đai nghiễm nhiên trở thành kênh trú ẩn hàng đầu trong tư duy của người Việt.
Vũ Lê
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Xu hướng dòng kiều hối ồ ạt đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng
- “Quẩy” cực chất với lễ hội bia tại Sun World Ba Na Hills 2017
- Những ngôi nhà bể bơi “vạn người mê”
- Sức hút condotel Coco Skyline Resort
- Tại sao nhiều người Nhật và Hàn Quốc mua nhà ở Việt Nam?
- Nhất Nam Land mở bán nhiều dự án khu Nam Đà Nẵng
- Elysia Complex City xây dựng công viên 10 tỷ đồng ven sông Hàn
- Tìm giải pháp để đô thị Đà Nẵng phát triển bền vững trong tương lai
- 4 lưu ý khi đầu tư đất nền Nam Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Cuối 2017, nguồn cung khách sạn 3-5 sao sẽ đạt hơn 19.000 phòng
- Chuyển đổi chủ đầu tư hai dự án lớn
- Những chuyển biến đáng chú ý của thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Những lưu ý khi đầu tư condotel
- Người Việt định cư ở nước ngoài có được nhận thừa kế quyền sở hữu nhà?
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm
- Thị trường bất động sản: Muôn chiêu tại lễ mở bán
- Ký quỹ bất động sản: Cần quản để đảm bảo quyền lợi của người mua
- Chuyện ghi ở Hòa Xuận. Bài 2: Khi vùng đông chuyển mình
- Du lịch giải trí "quên sầu" với Sun World
- Cocobay: Hiệu ứng truyền thông hay hiện tượng trên thị trường địa ốc?