Ngày 11-9, Đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến khảo sát, tìm hiểu tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng.
Các dự án FDI ở Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào bất động sản. Ảnh: ĐNĐT |
Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố cho biết, trong giai đoạn 2001-2011, Đà Nẵng đã thu hút 183 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nhà đầu tư đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký 3 tỷ USD. Quy mô vốn đầu tư bình quân một dự án 16,4 triệu USD.
Trong đó, có 124 dự án đầu tư ngoài các KCN, với tổng vốn đầu tư khoảng 2,425 tỷ USD, chiếm 80,8%; 59 dự án đầu tư vào các KCN, chiếm 19,2%. Các dự án tập trung nhiều vào các lĩnh vực, như: kinh doanh bất động sản (chủ yếu là BĐS du lịch), công nghiệp chế biến, chế tạo, giáo dục, dệt may, y tế, CNTT. Đầu tư bất động sản có 24 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 2,1 tỷ USD, chiếm 70% tổng vốn đầu tư.
Về tình hình sử dụng lao động, tính đến tháng 6-2012, trên địa bàn thành phố, có 165 doanh nghiệp có vốn FDI với 38.300 lao động, mức thu nhập bình quân 2.769.000 đồng/tháng. Trong tổng số 758 lao động là người nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng, có 519 người đã được cấp giấy phép lao động, 47 trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động và 192 trường hợp chưa cấp giấy phép lao động.
Nhìn chung, các dự án FDI đã có đóng góp cụ thể vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng tại Đà Nẵng. Các dự án FDI đã có sự chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ và thương mại, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Về tình hình sử dụng lao động, tính đến tháng 6-2012, trên địa bàn thành phố, có 165 doanh nghiệp có vốn FDI với 38.300 lao động, mức thu nhập bình quân 2.769.000 đồng/tháng. Trong tổng số 758 lao động là người nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng, có 519 người đã được cấp giấy phép lao động, 47 trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động và 192 trường hợp chưa cấp giấy phép lao động.
Nhìn chung, các dự án FDI đã có đóng góp cụ thể vào tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng tại Đà Nẵng. Các dự án FDI đã có sự chuyển dịch từ sản xuất công nghiệp sang dịch vụ và thương mại, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, công tác thu hút FDI của Đà Nẵng vẫn còn tồn tại một số hạn chế dẫn đến hiệu quả chưa cao. Một số dự án không triển khai hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả đã bị rút giấy phép hoạt động. Các dự án đầu tư trong những năm trở lại đây hầu hết là các dự án có quy mô nhỏ, không có nhiều những dự án trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn và công nghệ hỗ trợ.
Việc thực hiện chế độ tiền lương tại các doanh nghiệp FDI chủ yếu ở mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ; việc tăng ca, tăng giờ nhiều, đặc biệt là việc thành lập tổ chức công đoàn chưa được chú trọng, từ đó chưa ký kết thoả ước lao động tập thể dẫn đến xảy ra tình trạng tranh chấp lao động tập thể, đình công, lãng công ở một số doanh nghiệp.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đà Nẵng trong thời gian đến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết đã kiến nghị Bộ KH&ĐT cần có bộ phận chuyên trách, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong các vấn đề liên quan đến pháp luật đầu tư, cụ thể như trong lĩnh vực giáo dục cần phải đáp ứng những điều kiện gì... vì các địa phương hiện nay mất rất nhiều thời gian để xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương.
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Đà Nẵng trong thời gian đến, Phó Chủ tịch UBND thành phố Phùng Tấn Viết đã kiến nghị Bộ KH&ĐT cần có bộ phận chuyên trách, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong các vấn đề liên quan đến pháp luật đầu tư, cụ thể như trong lĩnh vực giáo dục cần phải đáp ứng những điều kiện gì... vì các địa phương hiện nay mất rất nhiều thời gian để xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương.
Thành phố cũng đề nghị Bộ xem xét, điều chỉnh quy mô đăng ký vốn FDI để sàng lọc nhà đầu tư có chất lượng, tránh trường hợp một số nhà đầu tư nước ngoài tìm cách lưu trú tại VN để tìm cơ hội việc làm mới bằng cách lập dự án có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, và sau khi tìm được việc làm thì những nhà đầu tư này xin giải thể doanh nghiệp.
Ngoài ra, với định hướng phát triển trên lĩnh vực du lịch và dịch vụ chất lượng cao, để thu hút du khách, đề nghị Bộ KH&ĐT và Chính phủ xem xét có cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng, cụ thể là cho phép tăng số lượng bàn chia bài tại Khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài của Công ty TNHH Giải trí quốc tế Silver Shores Hoàng Đạt.
Cổng TTĐT TP Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Thêm thủ tục khiến dân gặp khó
- Bất động sản TP.HCM mắc kẹt chính sách
- Không đồng ý cho thi hành án hợp đồng công chứng
- Tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà ở trong nước
- Giảm thời hạn xác nhận tình trạng hôn nhân
- Nhà ngoại ô giá rẻ hút khách
- Bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên CMND
- Tín hiệu vui…
- Các chiêu “phù phép” giấy tờ nhà đất
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/9 đến 14/9
- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ
- Giá khởi điểm đấu giá 36 lô đất mặt tiền đường Hoàng Sa: 13,5 triệu đồng/m2
- Mạnh dạn xóa đồ án quy hoạch kém khả thi
- Thận trọng với 'chiêu' bất động sản lách luật
- Doanh nghiệp cố tình tính nhầm thuế VAT cho người mua nhà
- Cho vay mua nhà đang ấm lên
- 8.500 căn hộ bán theo chương trình nhà ở xã hội
- Sửa luật cho bất động sản
- Việt kiều được mua nhà ở tại các khu dân cư
- Địa ốc: rối vì luật!