CafeLand - Đó là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Cơ hội đột phá tăng trưởng kinh doanh” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và VCCI tổ chức sáng nay (20/3).
Tiến sĩ Trần Du Lịch (áo trắng) và Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn
Dựa trên những dự báo tại thời điểm này quý 1 tăng trưởng trên 7,1%, Tiến sĩ Trần Du Lịch, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng tin rằng nền kinh tế đang chuyển hướng. Nhưng ngân hàng muốn giảm lãi suất thì phải tăng tái chiết khấu, tăng cho vay, không được để xảy ra lạm phát. Năm 2017, lãi suất đã giảm ở mức độ, năm 2018 nếu không giảm được thì giữ mức như 2017 là tương đối tốt.
“Doanh nghiệp nên cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vay, tôi hy vọng năm nay có thể giảm lãi suất chút đỉnh”, Tiến sĩ Trần Du Lịch nói và bổ sung thêm rằng trong năm 2018 doanh nghiệp an tâm vì không có biến động tỷ giá, điều cần thiết là Chính phủ cần tạo môi trường pháp lý yên ổn.
Một thành viên khác của tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Tiến sĩ Vũ Viết Ngoạn cho rằng, năm nay điều kiện giảm lãi suất so với 2017 sẽ khó khăn hơn. Ngoài yếu tố sức ép lạm phát, lãi suất USD có xu hướng tăng hơn mà chính sách tiền tệ của Việt Nam là đa mục tiêu, phải quan tâm rất nhiều cho ổn định tỷ giá, giữ chênh lệch ở mức độ hợp lý để thu hút dân gửi tiết kiệm VND.
Trong khi đó, hiện nay hệ thống ngân hàng còn nhiều khó khăn nên vẫn cần giữ chênh lệch đầu vào - đầu ra hợp lý để có mức lợi nhuận hợp lý có dự phòng trang trải nợ xấu.
“Nếu giảm được lãi suất thì chỉ có cách hạ lãi suất huy động, nhưng có hạ được không còn phụ thuộc vào việc này có làm thay đổi nguồn huy động của ngân hàng hay không? dân có chuyển kênh đầu tư hay không”, ông Ngoạn nói.
Vị này cũng bổ sung thêm rằng, kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, một số còn khó khăn nên thanh khoản vẫn còn là thách thức. Hiện nay còn có tình trạng một số ngân hàng lãi suất huy động chênh nhau đến 2%, đó là chênh lệch quá lớn trên thị trường thì liệu cả hệ thống có làm được cho những ngân hàng này cải thiện tình hình để giảm lãi suất. Đó là bài toán khó với ngân hàng Nhà nước, năm 2018 có thể hạ lãi suất những khó hơn nhiều 2017, ông Ngoạn dự báo.
Về tỷ giá, ông Ngoạn cho rằng cần lưu ý yếu tố đầu tư gián tiếp trên thị trường chứng khoán, nếu thị trường này có biến động sẽ gây sức ép lớn cho thị trường ngoại hối. Tăng dự trữ ngoại hối vấn là yêu cầu đặt ra để tăng khả năng chống đỡ.
Các bản tin khác
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng
- Cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển Sơn Trà