ĐNO - Nhà đầu tư thứ cấp căn hộ khách sạn (condotel) hiện gặp quá nhiều rủi ro khi việc góp vốn đầu tư mua căn hộ chưa được bảo đảm tính pháp lý. Đây là khẳng định của nhiều đại biểu tham dự hội thảo “Phát triển và quản lý condotel - Cơ sở pháp lý và thực tiễn” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 7-4.
Quang cảnh hội thảo |
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Thành phố Hồ Chí Minh, các chủ đầu tư dự án condotel thu hút nhà đầu tư thứ cấp qua áp dụng mức lãi suất hợp đồng kinh doanh rất hấp dẫn. Tuy nhiên, những khoảng trống về tính pháp lý của hợp đồng giao dịch, cơ chế bảo trì, bảo dưỡng công trình… giúp các chủ dự án condotel đẩy rủi ro về cho người mua căn hộ - nhà đầu tư thứ cấp.
“Trong vài năm đầu, chủ đầu tư thoải mái thanh toán do có nguồn tiền từ giá thành giao dịch căn hộ khách sạn nhưng những năm sau không ai bảo đảm cho việc thanh toán lãi suất này”.
Đà Nẵng đang phát triển nóng loại hình condotel |
Bên cạnh đó, các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, người mua căn hộ khách sạn (condotel) hiện có quá nhiều rủi ro khi việc góp vốn đầu tư chưa được bảo đảm tính pháp lý.
Theo Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Đặng Việt Dũng, BĐS condotel đang là vấn đề “nóng” ở nhiều địa phương và tốn nhiều “giấy mực” để bàn thảo bởi condotel là loại hình BĐS mới, pháp luật chưa ghi nhận cụ thể ở Luật BĐS, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở...
Do đó, việc triển khai thực hiện các dự án condotel trong thời gian qua chưa thật thuận lợi cho cả địa phương trong quản lý đô thị, cho nhà đầu tư dự án trong việc kinh doanh và bán sản phẩm, cho việc bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư thứ cấp trong quá trình đầu tư phát triển condotel.
Để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư thứ cấp, ông Vũ Đức Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện Bộ Xây dựng đã góp ý yêu cầu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai với Bộ Tài nguyên - Môi trường.
Qua đó, xác định loại đất để đầu tư phát triển condotel là đất “thương mại, dịch vụ”. Đây là cơ sở pháp lý về đất đai để áp dụng các hình thức giao dịch BĐS tương ứng.
Việc chủ đầu tư thực hiện các giao dịch đến nhà đầu tư thứ cấp phải được điều chỉnh, quản lý theo Luật Kinh doanh BĐS như quản lý dự án BĐS nhà ở tức là phải bảo lãnh qua ngân hàng để bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư thứ cấp.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Sỹ Liêm cho rằng, BĐS condotel dứt khoát không được cho nhập hộ khẩu và đề xuất cơ quan quản lý nhà nước mà trực tiếp là Bộ Xây dựng biên soạn hợp đồng mẫu để giao dịch BĐS condotel. Qua đó, bảo đảm quyền lợi cho người mua căn hộ và cũng là nhà đầu tư thứ cấp.
Kết luận hội thảo, ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết, đơn vị tổ chức sẽ tiếp thu các ý kiến thiết thực tại hội thảo để đề xuất cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện khung pháp lý cho loại hình BĐS codotel bởi đây là loại hình BĐS đang phát triển mạnh mẽ và đáp ứng yêu cầu của sự phát triển.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đà Nẵng "ghi điểm" nhờ tỷ phú thế giới "đổ bộ"
- Lộ diện các diễn giả ở hội nghị “bí ẩn” tại Đà Nẵng
- Bộ trưởng Xây dựng: 'Thị trường bất động sản còn rất khó khăn'
- Hội nghị 'bí ẩn' tại Đà Nẵng của các đại gia quốc tế
- Thuế TNCN chuyển nhượng bất động sản: Vẫn còn vướng mắc
- Giá đất tái định cư một số dự án trên địa bàn thành phố
- BĐS Đà Nẵng: Nhà phố đang "ngược dòng"
- Sửa đổi Luật Công chứng: Nâng cao chất lượng hoạt động công chứng
- Giải ngân hơn 220 tỷ đồng mua nhà ở xã hội
- Hủy quy hoạch xây dựng nhiều tuyến đường ở quận Ngũ Hành Sơn
- Chủ đất cũ “làm khó” khi sang tên
- Kiến nghị cho thế chấp bất động sản ở ngân hàng nước ngoài
- Điều chỉnh, thẩm định một số đồ án
- Xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật
- Nới điều kiện vay gói 30.000 tỷ
- Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chỉ số công lý
- DỰ ÁN MỞ RỘNG TRƯỜNG ĐH THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG Giải quyết nợ đất tái định cư
- Gỡ khó cho bất động sản từ gói 30.000 tỷ đồng
- Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng bảo vệ thành công Đề tài khoa học cấp cơ sở
- 600.000 “sổ đỏ” đã ký chưa có người nhận