Bất động sản đứng trước cơ hội lớn, khi chuẩn bị đón nguồn kiều hối lên đến 2,5 tỷ USD.
“Hút” khoảng 2,5 tỷ USD từ kiều hối
“Em có quen chủ đầu tư nào cần vốn đầu tư để làm Dự án bất động sản không, hoặc Dự án nào có tiềm năng sinh lợi, bán lại hoặc cho thuê tốt. Một nhóm Việt kiều đang có khoảng 10 triệu USD muốn cho vay, lãi suất ngang hoặc cao hơn 1% lãi suất huy động của ngân hàng, còn nếu đầu tư thì phải vị trí đẹp, xây nhanh, chủ đầu tư uy tín”, một anh bạn làm cho một quỹ đầu tư bất động sản gọi điện hỏi tôi ngay sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 2018.
Theo Savills Việt Nam, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21-22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. |
Cũng trong dịp Tết Mậu Tuất, Savills Việt Nam đã nhận được hàng trăm yêu cầu muốn tìm hiểu mua nhà của nhiều kiều bào từ Mỹ, Canada, Australia và các nước châu Âu. Loại hình bất động sản ưa thích là các loại căn hộ trung cao cấp, 1-2 phòng ngủ. Xu hướng chung, theo Savills Việt Nam, kiều bào mua nhà ở Việt Nam làm tài sản tích lũy, của để dành hoặc đầu tư cho thuê lại.
Thị trường bất động sản năm 2018 đang dồi dào nguồn cung, hàng tồn kho từ năm 2017, vừa đón nhận một tin vui về nguồn vốn. Theo đó, Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra con số thống kê năm 2017, kiều hối chuyển về Việt Nam đạt khoảng 13,8 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2016 và là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Còn báo cáo mới nhất của Savills Việt Nam, riêng lượng kiều hối về TP.HCM đạt khoảng 5,2 tỷ USD trong năm 2017, tăng 4,5% so với năm 2016. Xét về bản chất, kiều hối có thể được xem như nguồn vốn một chiều với nhiều lợi thế đầu tư tự do, trong khi xét về quy mô, kiều hối hoàn toàn được kỳ vọng lớn tương đương FDI và FII nhờ vào số lượng xấp xỉ 4,5 triệu kiều bào.
Sở dĩ nói đây là tin vui, bởi theo Savills Việt Nam, tỷ lệ kiều hối đổ vào bất động sản vào khoảng 21-22%, chỉ đứng sau lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Như vậy, với sự ổn định của dòng tiền này trong những năm qua vào khoảng 11-13 tỷ USD, thì mỗi năm, bất động sản hút dòng tiền này vào khoảng 2,5 tỷ USD.
Vì sao lại là bất động sản?
Trước thời điểm tháng 12/2015, người dân thường gửi USD vào ngân hàng chờ giá cao để bán ra. Nhưng từ tháng 12/2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tiết kiệm ngoại tệ bằng 0%, tỷ giá ổn định thì người dân có xu hướng chuyển đổi USD lấy VND có lợi hơn. Nguồn kiều hối đã “chuyển hướng” như góp vốn sản xuất - kinh doanh, mua bất động sản, mua chứng khoán, vàng...
“Trong bối cảnh chứng khoán thất thường, vừa “vượt dốc” 1.000 điểm sau nhiều năm thì ngay lập tức “bốc hơi” hơn 15 tỷ USD sau 2 phiên giao dịch, cho thấy sự bất ổn, thất thường. Đầu tư vào vàng thì cả năm sinh lời chỉ khoảng 1%, chỉ nên coi là khoản tiết kiệm. Lãi suất tiền gửi cũng thấp. Trong khi đó, bất động sản luôn có độ tăng trưởng khá cao, lợi nhuận lớn, nên tôi chọn gửi tiền đầu tư vào bất động sản”, anh David Trần, Việt kiều Mỹ cho biết sau khi về quê ăn Tết Mậu Tuất và chọn mua căn hộ tại TP.HCM.
Yếu tố thị trường tiềm năng và lợi nhuận cao được coi là điểm hấp dẫn để luồng kiều hối đổ vào. Theo Savills, lợi nhuận cho thuê của Việt Nam đang ở mức khá hấp dẫn, từ 6 - 8%, cao hơn cả các thị trường phát triển như Australia hay Mỹ.
Bà Sunny Hoàng Hà, Phó giám đốc bộ phận Kinh doanh quốc tế của Savills TP.HCM nhận định, trong năm 2018, cơ hội và điều kiện sở hữu nhà tại Việt Nam của nhiều Việt kiều được đánh giá khả quan, dưới tác động của nhiều yếu tố từ kinh tế đến xã hội. Theo đó, khung pháp lý được nới rộng đang tạo thêm nhiều ưu thế lẫn niềm tin đầu tư vào bất động sản. Cùng với đó, thị trường bất động sản Việt Nam đang sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi cho khách hàng, đơn cử như sự đa dạng từ các sản phẩm cũng như những ưu đãi về giá cả, chương trình chăm sóc khách hàng hợp lý từ các chủ đầu tư trong bối cảnh cạnh tranh.
“Bên cạnh sự lựa chọn phong phú, yếu tố kinh tế vĩ mô tăng trưởng, tình hình an ninh được đảm bảo phần nào đóng góp vào quyết định đầu tư. Thêm vào đó, từ khi Nhà nước mở rộng chính sách cho Việt kiều mua nhà ở tại Việt Nam, tỷ lệ Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước ngày càng tăng cao”, bà Hà nhận xét.
Các bản tin khác
- Thêm 14 đoạn, tuyến đường cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- "Nóng" hội thảo phản biện dự án ven sông Hàn
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- Ngày 2-9: Khởi công dự án cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
- Người mua lại căn hộ tại chung cư An Trung 2 có thể bị mất trắng?
- Vụ án Công ty Quảng Đà lừa bán “đất ma”: “Đệ tử ruột” của siêu lừa Nguyễn Thị Bích Thuận sa lưới
- Cò tháo lui, giá đất Đà Nẵng hạ nhiệt
- Thủ tướng: Nghiên cứu cấp “sổ đỏ” cho loại hình bất động sản mới
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Chuyển hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
- Đề nghị hồ thủy điện báo cáo kế hoạch tích nước định kỳ 10 ngày liên tục
- Thông tuyến sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng- Hội An trước tháng 9-2020
- Từ 13-5 đến 17-7, tạm dừng hoạt động Cảng Sông Hàn
- Xử lý việc tung tin đồn gây sốt đất ảo
- Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Đề xuất giải pháp thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất
- Quy định mới về lệ phí trước bạ nhà đất, ô-tô
- Dự thảo hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng từ 1-7-2019