Theo báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bất động sản là ngành có số vốn đăng ký mới nhiều nhất với 1.226 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn gần 79.153 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (924 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn khoảng 60.000 tỷ đồng) và chiếm 28,4% tổng số vốn các doanh nghiệp thành lập mới chảy vào nền kinh tế trong quý I năm nay.
Trung bình, mỗi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký số vốn là 65 tỷ đồng.
Số liệu thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy, tính đến năm 2017, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt hơn 471.000 tỷ đồng (hơn 21 tỷ USD).
Trong đó, 3 lĩnh vực có dư nợ tín dụng lớn nhất là cho vay đầu tư, kinh doanh các dự án xây dựng khu đô thị, phát triển nhà ở đạt 102.413 tỷ đồng; cho vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê được khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công đạt 100.083 tỷ đồng; và cho vay kinh doanh khác đạt 112.561 tỷ đồng.
Các bản tin khác
- Cân nhắc điều kiện sở hữu nhà của người nước ngoài
- Triển khai dự án Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Đà Nẵng
- Quản không có nghĩa là cấm
- Phải tính cả “giá trị triển vọng” khi định giá đất
- Đủ kiểu phí ngân hàng
- Mở rộng diện người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
- Nghị định mới quy định về giá đất
- Từ 1/6: Người bán, tặng xe phải khai báo bằng văn bản
- Vốn rẻ làm nóng thị trường nhà đất
- Rủi ro mua nhà, làm sao tránh?
- Lưu ý khi vay tín chấp
- Từ 16/6: Cho phép thế chấp "nhà trên giấy”
- Được thế chấp nhà ở trong tương lai để có vốn mua nhà
- Thị trường căn hộ đua “đổi vỏ” dự án để thoát hàng
- Nhiều dự án du lịch ven biển chậm tiến độ
- Thể hiện tình yêu nước cũng phải đúng cách
- Căn hộ “vừa túi tiền” đang làm nóng thị trường
- Kinh doanh bất động sản sẽ thoáng đến mức nào?
- Ngân hàng Nhà nước chỉ định 8 ngân hàng thí điểm "liên kết 4 nhà"
- Địa ốc ồ ạt ăn theo cú hích hạ tầng