Theo báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp quý I/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bất động sản là ngành có số vốn đăng ký mới nhiều nhất với 1.226 doanh nghiệp thành lập mới, số vốn gần 79.153 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (924 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn khoảng 60.000 tỷ đồng) và chiếm 28,4% tổng số vốn các doanh nghiệp thành lập mới chảy vào nền kinh tế trong quý I năm nay.
Trung bình, mỗi doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đăng ký số vốn là 65 tỷ đồng.
Số liệu thống kê mới đây của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng cho thấy, tính đến năm 2017, tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt hơn 471.000 tỷ đồng (hơn 21 tỷ USD).
Trong đó, 3 lĩnh vực có dư nợ tín dụng lớn nhất là cho vay đầu tư, kinh doanh các dự án xây dựng khu đô thị, phát triển nhà ở đạt 102.413 tỷ đồng; cho vay xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở, nhà để ở kết hợp với cho thuê được khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương, tiền công đạt 100.083 tỷ đồng; và cho vay kinh doanh khác đạt 112.561 tỷ đồng.
Các bản tin khác
- Bất động sản TP.HCM mắc kẹt chính sách
- Không đồng ý cho thi hành án hợp đồng công chứng
- Tạo điều kiện cho Việt kiều mua nhà ở trong nước
- Giảm thời hạn xác nhận tình trạng hôn nhân
- Nhà ngoại ô giá rẻ hút khách
- Bỏ quy định ghi tên cha mẹ trên CMND
- Tín hiệu vui…
- Các chiêu “phù phép” giấy tờ nhà đất
- Tin tức, dự án BĐS nổi bật tuần từ 9/9 đến 14/9
- TỪ THỰC TRẠNG NHÀ KHÔNG PHÉP Cần phải tạo quỹ đất giá rẻ
- Giá khởi điểm đấu giá 36 lô đất mặt tiền đường Hoàng Sa: 13,5 triệu đồng/m2
- Mạnh dạn xóa đồ án quy hoạch kém khả thi
- Thận trọng với 'chiêu' bất động sản lách luật
- Doanh nghiệp cố tình tính nhầm thuế VAT cho người mua nhà
- Cho vay mua nhà đang ấm lên
- 8.500 căn hộ bán theo chương trình nhà ở xã hội
- Sửa luật cho bất động sản
- Việt kiều được mua nhà ở tại các khu dân cư
- Địa ốc: rối vì luật!
- FDI vào BĐS tăng: Thực hay ảo?