Hàng loạt đối tượng mới từ thành thị tới nông thôn trên phạm vi cả nước sẽ có cơ hội tiếp cận với gói cho vay ưu đãi để mua, thuê nhà ở xã hội hoặc xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa nhà. Đây là gói vay tiêu dùng được người dân và cả các đại gia đón chờ.
Sơ bộ 5.000 tỷ
Ngày 3/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 370/QĐ-TTg về lãi suấtcho vay ưu đãi nhà ở nhà xã hội năm 2018 tại Ngân hàng Chính sách xã hội (NH CSXH). Theo đó, Chính phủ bố trí nguồn vốn 500 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay mua Nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm (0,4%/tháng). lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
Theo kế hoạch phê duyệt từ nay đến 2020, Chính phủ sẽ cấp cho Ngân hàng Chính sách xã hội 1.163 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tự huy động một lượng vốn tương đương để thực hiện cho vay trong giai đoạn này khoảng 2.320 tỷ đồng. Riêng trong năm 2018 khoản vốn cho vay là 500 tỷ đồng.
Trên thực tế, theo Ngân hàng Chính sách xã hội, qua tổng hợp nhanh nhu cầu vốn cho gói cho vay mới, riêng năm nay là 5.000 tỷ đồng. Nếu kế hoạch tới 2020 thì tổng nhu cầu lên tới 19.000 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội,gói vay Nhà ở xã hội,Ngân hàng Chính sách,vay tiêu dùng
Số tiền tạm thời sẽ được phân bổ cho các địa phương theo tỷ lệ, cao nhất 50 tỷ và thấp nhất 10 tỷ: Hà Nội 50 tỷ đồng, TP.HCM 50 tỷ đồng, Thanh Hóa 30 tỷ đồng, Bắc Giang 30 tỷ đồng, Lai Châu 19 tỷ đồng, Hải Phòng 10 tỷ đồng, Nghệ An 10 tỷ đồng,...
Như vậy, đây là gói cho vay Nhà ở xã hội thứ hai sau gói 30 ngàn tỷ đồng đưa ra hồi năm 2013 - một gói cho vay nằm giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu của doanh nghiệp và hỗ trợ người thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở sau giai đoạn thị trường BĐS bị khủng hoảng đóng băng.
Trong gói 30 ngàn tỷ kéo dài vài năm qua, khoảng 70% hỗ trợ cho người mua Nhà ở xã hội, nhà ở thương mại có giá bán không quá 1,05 tỷ đồng, được hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi 6%/năm 2013; và 5%/năm từ năm 2014 đến năm 2017; và 30% gói tín dụng ưu đãi tương đương khoảng 9 ngàn tỷ đồng hỗ trợ cho chủ đầu tư dự án Nhà ở xã hội. Riêng tại TP.HCM, đã có 10.300 đối tượng được vay gói này với tổng số tiền được vay đạt hơn 7 ngàn tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, gói tín dụng mới mang tính nhân văn rất cao. Đây cũng là chương trình đầu tiên có chủ trương từ Quốc hội. Dự án tín dụng nhắm các hộ nghèo, hộ cận nghèo và cả hộ thu nhập thấp ở đô thị.
Theo ông Lý, đối tượng được vay vốn lần này rộng hơn gói trước, bao gồm: Người có công với cách mạng theo quy định; Người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo tại khu vực đô thị; Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
Trừ đối tượng là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; các đối tượng còn lại để được vay vốn phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Còn nhiều vướng mắc
Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản tiền đầu tiên. Hạn mức cho vay trong trường hợp mua, thuê mua Nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng. Trường hợp xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở, mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự án,...
Sắp có gói ưu đãi mới cho người mua, thuê Nhà ở xã hội (ảnh Minh Dũng)
Cũng theo ông Lý, bản chất chương trình này là chương trình tín dụng tiêu dùng. Do vậy, khi vay vốn tại NH CSXH, người vay vốn phải thực hiện gửi tiền tiết kiệm hằng tháng tại NH CSXH với thời gian tối thiểu 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng với NHCS.
Ông Nguyễn Văn Lý cho biết, NH CSXH đã hoàn thành các đợt tập huấn cho vay và bắt đầu triển khai gói cho vay mới. Tuy nhiên, thực tế số vốn hiện có là rất ít, ngân hàng sẽ phải huy động thêm. Số vốn hiện có sẽ phân theo tỷ lệ giữa các tỉnh thành.
Những người đã làm hồ sơ nhưng không vay được trong gói trước vẫn được nộp hồ sơ cho gói mới. Còn nguyên tắc cho vay thì, người vay phải có đối ứng 20% nếu mua nhà xã hội, 30% nếu sửa chữa và cũng xét tới khả năng thu nhập. Giá trị món vay tùy thuộc vào từng trường hợp, mua nhà loại nào, sửa nhà ra sao, gia đình có con nhiều hay ít,...
Việc xét duyệt hồ sơ sẽ được thực hiện nhiều vòng, từ cấp cơ sở, qua đoàn thể rồi tập thể xã. Nếu số lượng hồ sơ đủ điều kiện vay và nguồn vốn cho vay đủ thì tất cả đều được vay. Nếu nhu cầu lớn, thì các hồ sơ sẽ được chấm điểm, trong đó ưu tiên cho người chưa có nhà, ưu tiên cho gia đình có 2-3 người trong lực lượng vũ trang,... Dành 10 điểm để địa phương đó phiên thêm cho phù hợp. Sau đó, sẽ lựa chọn hồ sơ có điểm cao, nếu cùng điểm thì bốc thăm.
Với đối tượng là các án bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, điều kiện là phải có thu nhập không vượt mức chịu thuế theo quy định hiện hành (trên 9 triệu phải chịu thuế). Có nghĩa thu nhập từ trên 9 triệu không thuộc đối tượng này gói vay này. Nhưng nếu thu nhập thấp quá mà không có khả năng trả nợ cho món vay đó thì cũng không được vay.
Theo ông Lý, NH CSXH là ngân hàng chuyên cung cấp các chương trình vay tài chính vi mô nên rất có kinh nghiệm trong việc giám sát người vay. NH CSXH cũng đã từng “làm” gói cho học sinh, sinh viên vay. Với gói mới, ngân hàng đã tập huấn kỹ cho các hộ đoàn thể, tổ vay vốn tiết kiệm.
Vấn đề khó nhất là nguồn vốn thấp trong khi nhu cầu lớn. lãi suất cho vay thấp (so với lãi suất thương mại khoảng 11-12%) và mức bù chênh lệch lãi suất cao cũng gây ảnh hưởng tới việc huy nguồn vốn cho gói cho vay này. Nhu cầu lớn, nguồn cung ít, cho nên có thể sẽ có nhiều thắc mắc nếu người dân không vay được.
Một vướng mắc nữa, theo các chuyên gia là, dự thảo thuế tài sản mới với dự kiến đánh thuế với nhà 700 triệu đồng cũng có nguy cơ ảnh hưởng cả tới những người vay tiền mua nhà xã hội. Giá Nhà ở xã hội thấp nhất hiện nay cũng lên tới tiền tỷ.
M. Hà (Vietnamnet)
Các bản tin khác
- Nhiều người ký tên: Nơi chứng, nơi không
- Cầu đi bộ hình “Vỏ sò” trên sông Hàn
- Thành phố Đà Nẵng: Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- “Phá băng” bất động sản: Giảm nhanh lãi suất cho vay
- DẤU ẤN THÀNH PHỐ NĂM 2012: InterCon - bản giao hưởng trước biển
- Giá đất Đà Nẵng năm 2013: cao nhất 40,32 triệu đồng/m2
- “Phá băng” bất động sản: Giá phải giảm thêm
- Phải bảo đảm giải quyết hồ sơ đất cho nhân dân đúng hạn, đúng qui định
- KÍCH HOẠT BẤT ĐỘNG SẢN
- Xúc tiến triển khai dự án khơi thông sông Cổ Cò
- Bất động sản 2012 và 10 dấu ấn
- Chính phủ sẽ ra nghị quyết cứu bất động sản
- Lo “sốt vó” đến kỳ trả nợ ngân hàng
- Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính
- Doanh nghiệp BĐS bung hàng “vét” nguồn kiều hối cuối năm
- 2 kịch bản sinh tử cho bất động sản
- Vua đầu bếp Michel Roux khai trương nhà hàng tại Đà Nẵng
- Tín dụng cho BĐS năm 2013 có gì mới?
- Công bố các dự án quy hoạch trên địa bàn thành phố
- “Rã đông” bất động sản bằng lãi suất