Từ năm 2009, UBND thành phố có Quyết định số 4064/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn. Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai “chưa đâu vào đâu”, khiến nhiều hộ dân gặp khó khăn trong sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh.
i tin qua Email In bài viết này
Việc quy hoạch khu danh thắng Ngũ Hành Sơn vẫn “chưa đến đâu”, khiến nhiều người dân sống ở tuyến đường Huyền Trân Công Chúa lo lắng. |
Theo KTS Hồ Duy Diệm, Chủ tịch Hội Bảo vệ lưu vực và dải biển Việt Nam (thuộc Trung ương Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), danh thắng Ngũ Hành Sơn là tạo vật vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Ngũ Hành Sơn là nơi quy tụ nguyên khí của trời đất, có giá trị văn hóa - tâm linh - lịch sử - kinh tế - du lịch.
Với những giá trị như vậy, việc quy hoạch Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn cần hết sức thận trọng, nhằm không xâm hại đến cảnh quan mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đà Nẵng. Nhất là đừng để “đô thị hóa những truyền thuyết” bởi nếu mất đi những điều này, Ngũ Hành Sơn sẽ mất đi giá trị cốt lõi của nó.
Ông Huỳnh Cự, Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cũng cho rằng, nếu được quy hoạch hợp lý, toàn bộ khu vực này sẽ tạo nên sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn; đồng thời tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.
Hiện nay, hằng năm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn đón khoảng hơn 1,7 triệu khách du lịch đến tham quan, riêng năm 2017, doanh thu từ phí tham quan tại đây đạt 65 tỷ đồng.
Được biết, từ năm 2009, UBND thành phố đã có Quyết định số 4064/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, kèm theo bản vẽ tổng mặt bằng quy hoạch ký hiệu QH 04, tỷ lệ 1/2000 do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và thực nghiệm kiến trúc xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh lập.
Mục tiêu đặt ra khi quy hoạch chi tiết Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn là đưa khu vực này có giá trị đặc biệt, hội tụ các yếu tố bảo tồn văn hóa di tích, tôn tạo không gian kiến trúc cảnh quan, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, hòa nhập hữu cơ vào đời sống xã hội. Vị trí quy hoạch tại khu đất nghiên cứu quy hoạch thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Phía đông giáp đường Sơn Trà - Điện Ngọc, phía tây giáp sông Cổ Cò, phía nam giáp sông Cổ Cò, làng đá mỹ nghệ Non Nước và phía bắc giáp khu dân cư quy hoạch. Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch là 138,9426ha. Hình thái không gian Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn được cấu trúc theo ý tưởng kết nối 5 ngọn núi của Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ Sơn) với sông Cổ Cò và Biển Đông.
Quy hoạch sử dụng đất được chia làm các khu chức năng: Khu Trung tâm lễ hội; Khu Bảo tàng đá - Công viên Ngũ Hành; Khu Chùa Quán Thế Âm; Khu Làng hành hương và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng; Khu Vườn tượng; Khu buôn bán đá mỹ nghệ; Khu Danh thắng bảo tồn; Bãi xe. Đi cùng với đó là tái cấu trúc không gian làng đá mỹ nghệ Non Nước; hình thành Bảo tàng đá duy nhất tại Việt Nam; hình thành Công viên truyền thuyết Ngũ Hành Sơn; kiến tạo lễ hội Quán Thế Âm lên tầm quốc gia; kết hợp xây dựng Làng hành hương và dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng.
Đến ngày 26-7-2016, UBND thành phố lại có Quyết định số 5002/QĐ-UBND phê duyệt sơ đồ ranh giới điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất Khu Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn và giao Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất quy hoạch, làm cơ sở nghiên cứu lập Dự án xây dựng Khu Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn để triển khai công tác đấu thầu dự án. Tuy nhiên, theo ông Lê Tự Gia Thạnh, Viện trưởng Viện Quy hoạch thành phố, đến nay công tác quy hoạch vẫn “chưa đâu vào đâu”.
Chính vì vậy, những hộ dân trong khu vực này đang chịu ảnh hưởng của việc quy hoạch treo. Nằm trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa, cách danh thắng Ngũ Hành Sơn khoảng 200m, đại gia đình chị Huỳnh Thị Nga Mỹ (gồm 15 người) sống trong những ngôi nhà cấp 4 liền kề đã xuống cấp trầm trọng. Do nằm trong diện di dời giải tỏa nên việc xin sửa chữa nhà khó thực hiện, việc tách thửa đất cũng không làm được dù diện tích đất ở của gia đình chị Mỹ lên tới 1.000m2.
“Tôi trông ngày trông đêm để khu vực này được quy hoạch hoàn thiện, chúng tôi được sửa lại nhà, mở rộng việc kinh doanh và nâng cao đời sống chứ như bây giờ, tường nhà chúng tôi nứt hết rồi, mùa mưa bão nào cũng bồng bế nhau đi ở nhờ nhà hàng xóm”, chị Mỹ than thở.
Không chỉ gia đình chị Mỹ, hầu hết các hộ dân sống trên tuyến đường Huyền Trân Công Chúa đều bày tỏ mong muốn, việc quy hoạch và xây dựng khu vực này nhanh chóng được triển khai. “Lâu nay nghe hoài chuyện quy hoạch thành khu này, khu kia nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy gì.
Ngày trước, dọc tuyến đường Huyền Trân Công Chúa hoạt động mua, bán nhộn nhịp lắm nhưng vài năm lại đây thì ế ẩm. Từng đoàn khách du lịch đến rồi đi chứ không mua sắm gì. Giá như tuyến đường này trở thành phố đi bộ thì sẽ hiệu quả hơn”, một hộ kinh doanh nghề đá ở đây cho biết.
Lý giải việc chậm trễ triển khai Công viên Văn hóa lịch sử Ngũ Hành Sơn, ông Huỳnh Cự cho biết, hiện nay công tác đền bù giải tỏa mới thực hiện được 1/4 tiến độ (khoảng hơn 500 hộ dân/2.000 hộ cần giải tỏa). Trong khi đó, ngoài đồ án quy hoạch năm 2009 đến nay hầu như chưa có nội dung gì mới. Đặc biệt, khó nhất là tìm kiếm nhà đầu tư.
“Có thể vì các dự án văn hóa như thế này có số vốn quá lớn, khả năng sinh lời bị hạn chế so với đầu tư các lĩnh vực khác. Hơn thế, khu vực này được quy hoạch dưới hình thức một công viên (tức là miễn phí vé vào tham quan) vì thế không ít nhà đầu tư đến rồi ra đi”, ông Cự nói.
Theo UBND quận Ngũ Hành Sơn, hiện thành phố đã giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư và Viện Quy hoạch thành phố triển khai đề án quy hoạch chi tiết. Trước mắt, trong năm 2018 quận tiếp tục vận động giải tỏa hết 44 hộ dân nằm ở khu vực phía bắc đường Huyền Trân Công Chúa (dưới chân núi Thủy Sơn) về bố trí tại khu tái định cư H1.3 phường Hòa Hải.
Bài và ảnh: Hoàng Linh
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- 'Mua' lại Phòng công chứng nhà nước với giá 1,8 tỉ đồng
- Thị trường BĐS tháng 11/2015 khá ổn định, giá cả ít biến động
- Chính phủ yêu cầu xây dựng hệ thống thông tin bất động sản
- Đà Nẵng hạ giá bán căn hộ chung cư nhà nước
- Cấm thông tin “ảo”, thị trường bất động sản liệu có minh bạch?
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2015
- Thị trường bất động sản: Thẩm thấu tốt, không lo bong bóng
- Khu đô thị FPT Đà Nẵng: 1,6 tỷ đồng sở hữu một căn nhà phố thông minh
- Sẽ lập hệ thống thông tin nhà ở thống nhất trên toàn quốc
- Thay đổi quan điểm trong sở hữu bất động sản
- Kiến nghị kéo dài thời gian “giải cứu” bất động sản
- Thi công công viên tại bãi đỗ xe ngầm đường Hùng Vương
- Quốc hội thông qua nhiều luật quan trọng
- 3 lưu ý khi chọn mua căn hộ cao cấp
- Dấu ấn cá nhân của nhà đầu tư bất động sản
- Cầu chưa xây, đất đã bị “thổi giá lên trời”
- Địa ốc đón TPP: Cơ hội mới, nhu cầu mới
- Ngân hàng ‘kết hôn’ chặt với địa ốc
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh
- Hướng dẫn thẩm quyền về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người SDĐ, nhà ở