Đại diện cơ quan quản lý cho rằng luật hiện hành đã quy định rõ về pháp lý condotel nhưng với tên gọi khác bằng tiếng Việt.
Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, condotel vốn là căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng… và đều đã có quy định trong Luật Du lịch với tên gọi bằng tiếng Việt, không phải bằng tiếng Anh như một số cách gọi hiện nay.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp |
“Đúng là không có pháp luật nào dùng từ là condotel, nhưng nếu căn cứ pháp luật như tôi vừa nói là có hết rồi, với tên gọi tiếng Việt. Luật Du lịch gọi đây là căn hộ du lịch, còn theo Luật Đất đai thì đó là đất thương mại dịch vụ. Ở góc độ quản lý sử dụng thì áp dụng theo Luật Du lịch, tức là loại bất động sản này phải dùng vào mục đích du lịch”, ông Phấn lý giải.
Ở góc độ sở hữu, theo luật này, người mua không được sử dụng lâu dài mà chỉ được sử dụng đúng như pháp lý của khu đất là đất thương mại dịch vụ. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư condotel muốn cho người mua sử dụng lâu dài. Theo ông Phấn, cơ quan này cùng các Bộ, ngành đang nghiên cứu để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế theo hướng tạo điều kiện cho người mua.
“Tuy nhiên, quan điểm hiện nay vẫn là giữ quy định theo Luật Đất đai hiện hành, tức là những loại hình này là đất thương mại dịch vụ. Theo đó, người mua được phép chuyển nhượng, khi hết thời hạn sở hữu trên đất đó (hiện nay là khoảng 40-50 năm) mà có nhu cầu thì được phép gia hạn”, ông Phấn lý giải và cho rằng như vậy thì cũng không khác gì ổn định lâu dài.
Với đối tượng là cá nhân người nước ngoài, ông cho biết theo quy định hiện hành chỉ được mua căn hộ để ở, còn những loại hình bất động sản khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng thì không được phép. Chỉ có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được phép mua condotel, biệt thự nghỉ dưỡng để sử dụng, sản xuất kinh doanh.
Cùng bàn về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng cần mở rộng thời hạn sử dụng như đất ở đối với đất để phát triển các bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng (condotel, biệt thự nghỉ dưỡng), bất động sản văn phòng - lưu trú (officetel)...
Ông cho rằng, phương thức đầu tư của những loại hình bất động sản này đã chuyển sang kiểu phi truyền thống. Các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tham gia đầu tư mạnh nếu như đất để phát triển các bất động sản gắn với lưu trú được sử dụng lâu dài như đất ở.
Theo ông, quy định đổi mới ở đây là cho phép nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giao đất ở để phát triển các dự án có mục đích lưu trú cho con người với tiền sử dụng đất cao hơn và thời hạn sử dụng đất được lâu dài. Hoặc một phương án khác là cho thuê đất kinh doanh dịch vụ để phát triển các dự án bất động sản có mục đích lưu trú với tiền thuê đất thấp hơn và sử dụng đất có thời hạn.
Các bản tin khác
- Từ 1/7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Bảo lãnh ngân hàng trong bán, cho thuê nhà ở hình thành trong tương lai
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2015
- Đà Nẵng ưu đãi cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- Người mua nhà sướng vì được bảo lãnh
- Từ 1/7: Bãi bỏ hàng loạt quy định cản trở kinh doanh
- Tiếp tục đề nghị sớm triển khai dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng
- Những luật mới vừa được thông qua trong kỳ họp thứ 9
- Ngân hàng Thế giới đánh giá cao tiến độ dự án Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng
- Hoàn thành cơ sở dữ liệu đất đai tại quận Hải Châu
- Chậm giải tỏa nhà và đất số 201 Đống Đa
- Doanh nghiệp bất động sản hưởng lợi nhờ sân bay Long Thành
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’: Đừng vì quá vụ lợi!
- Từ 1.7, Việt kiều được mua nhà như người trong nước
- Trong nỗi lo “bong bóng”
- Chung cư và những ‘cuộc chiến’
- Mua nhà dự án không còn sợ mất tiền
- Không gian dọc bờ sông Hàn: Tài sản vô giá
- Mua nhà thế chấp ngân hàng: Gay cấn như trên phim
- “Bong bóng” bất động sản: Chưa đáng lo nhưng phải đề phòng