Đại diện cơ quan quản lý cho rằng luật hiện hành đã quy định rõ về pháp lý condotel nhưng với tên gọi khác bằng tiếng Việt.
Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, condotel vốn là căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng… và đều đã có quy định trong Luật Du lịch với tên gọi bằng tiếng Việt, không phải bằng tiếng Anh như một số cách gọi hiện nay.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp |
“Đúng là không có pháp luật nào dùng từ là condotel, nhưng nếu căn cứ pháp luật như tôi vừa nói là có hết rồi, với tên gọi tiếng Việt. Luật Du lịch gọi đây là căn hộ du lịch, còn theo Luật Đất đai thì đó là đất thương mại dịch vụ. Ở góc độ quản lý sử dụng thì áp dụng theo Luật Du lịch, tức là loại bất động sản này phải dùng vào mục đích du lịch”, ông Phấn lý giải.
Ở góc độ sở hữu, theo luật này, người mua không được sử dụng lâu dài mà chỉ được sử dụng đúng như pháp lý của khu đất là đất thương mại dịch vụ. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư condotel muốn cho người mua sử dụng lâu dài. Theo ông Phấn, cơ quan này cùng các Bộ, ngành đang nghiên cứu để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế theo hướng tạo điều kiện cho người mua.
“Tuy nhiên, quan điểm hiện nay vẫn là giữ quy định theo Luật Đất đai hiện hành, tức là những loại hình này là đất thương mại dịch vụ. Theo đó, người mua được phép chuyển nhượng, khi hết thời hạn sở hữu trên đất đó (hiện nay là khoảng 40-50 năm) mà có nhu cầu thì được phép gia hạn”, ông Phấn lý giải và cho rằng như vậy thì cũng không khác gì ổn định lâu dài.
Với đối tượng là cá nhân người nước ngoài, ông cho biết theo quy định hiện hành chỉ được mua căn hộ để ở, còn những loại hình bất động sản khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng thì không được phép. Chỉ có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được phép mua condotel, biệt thự nghỉ dưỡng để sử dụng, sản xuất kinh doanh.
Cùng bàn về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng cần mở rộng thời hạn sử dụng như đất ở đối với đất để phát triển các bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng (condotel, biệt thự nghỉ dưỡng), bất động sản văn phòng - lưu trú (officetel)...
Ông cho rằng, phương thức đầu tư của những loại hình bất động sản này đã chuyển sang kiểu phi truyền thống. Các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tham gia đầu tư mạnh nếu như đất để phát triển các bất động sản gắn với lưu trú được sử dụng lâu dài như đất ở.
Theo ông, quy định đổi mới ở đây là cho phép nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giao đất ở để phát triển các dự án có mục đích lưu trú cho con người với tiền sử dụng đất cao hơn và thời hạn sử dụng đất được lâu dài. Hoặc một phương án khác là cho thuê đất kinh doanh dịch vụ để phát triển các dự án bất động sản có mục đích lưu trú với tiền thuê đất thấp hơn và sử dụng đất có thời hạn.
Các bản tin khác
- Xu hướng đầu tư biệt thự biển năm 2017
- Hầm qua sông Hàn vì mai sau
- Phê duyệt giá khởi điểm để tổ chức đấu giá 50 lô đất
- Cuối năm nên gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, vàng hay chứng khoán?
- Đà Nẵng - dấu ấn 20 năm đổi mới Khởi sắc diện mạo đô thị
- Xây hầm qua sông Hàn từ tư duy giao thông đi trước
- Phương án hỗ trợ do giảm mặt cắt đường sau khi hình thành Nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương
- Tận hưởng Thiên đường giáng sinh 2016 tại Asia Park
- Hội thảo "Đà Nẵng-20 năm quy hoạch và phát triển đô thị": Khuyến nghị chưa vội xây hầm chui qua sông Hàn
- TPP sẽ xoay chuyển bất động sản Việt Nam
- Cận cảnh khu nghỉ dưỡng 5 sao+ quốc tế vừa khai trương tại Phú Quốc
- Sun Group mời khách hàng ra đảo Ngọc đón bình minh rạng rỡ
- 20 năm nhìn lại công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị TP Đà Nẵng
- Sân vận động Hòa Xuân: "Ngôi nhà mới" của bóng đá Đà Nẵng
- VinaCapital đầu tư 650 tỷ đồng phát triển khu biệt thự biển
- Bất động sản nghỉ dưỡng “bình dân” dậy sóng
- Đà Nẵng sẽ xây hầm vượt sông Hàn
- Tại sao phải công chứng các hợp đồng, giao dịch bất động sản?
- Mùa cao điểm bắt đầu, Ngân hàng Nhà nước đảo chiều cho vay
- Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây 2 từ nguồn vốn ODA