Đại diện cơ quan quản lý cho rằng luật hiện hành đã quy định rõ về pháp lý condotel nhưng với tên gọi khác bằng tiếng Việt.
Chia sẻ tại một diễn đàn mới đây, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, condotel vốn là căn hộ du lịch, căn hộ khách sạn, căn hộ kết hợp ở, biệt thự nghỉ dưỡng… và đều đã có quy định trong Luật Du lịch với tên gọi bằng tiếng Việt, không phải bằng tiếng Anh như một số cách gọi hiện nay.
Ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp |
“Đúng là không có pháp luật nào dùng từ là condotel, nhưng nếu căn cứ pháp luật như tôi vừa nói là có hết rồi, với tên gọi tiếng Việt. Luật Du lịch gọi đây là căn hộ du lịch, còn theo Luật Đất đai thì đó là đất thương mại dịch vụ. Ở góc độ quản lý sử dụng thì áp dụng theo Luật Du lịch, tức là loại bất động sản này phải dùng vào mục đích du lịch”, ông Phấn lý giải.
Ở góc độ sở hữu, theo luật này, người mua không được sử dụng lâu dài mà chỉ được sử dụng đúng như pháp lý của khu đất là đất thương mại dịch vụ. Trong khi đó, nhiều chủ đầu tư condotel muốn cho người mua sử dụng lâu dài. Theo ông Phấn, cơ quan này cùng các Bộ, ngành đang nghiên cứu để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế theo hướng tạo điều kiện cho người mua.
“Tuy nhiên, quan điểm hiện nay vẫn là giữ quy định theo Luật Đất đai hiện hành, tức là những loại hình này là đất thương mại dịch vụ. Theo đó, người mua được phép chuyển nhượng, khi hết thời hạn sở hữu trên đất đó (hiện nay là khoảng 40-50 năm) mà có nhu cầu thì được phép gia hạn”, ông Phấn lý giải và cho rằng như vậy thì cũng không khác gì ổn định lâu dài.
Với đối tượng là cá nhân người nước ngoài, ông cho biết theo quy định hiện hành chỉ được mua căn hộ để ở, còn những loại hình bất động sản khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng thì không được phép. Chỉ có những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được phép mua condotel, biệt thự nghỉ dưỡng để sử dụng, sản xuất kinh doanh.
Cùng bàn về vấn đề này, GS.TS Đặng Hùng Võ cho rằng cần mở rộng thời hạn sử dụng như đất ở đối với đất để phát triển các bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng (condotel, biệt thự nghỉ dưỡng), bất động sản văn phòng - lưu trú (officetel)...
Ông cho rằng, phương thức đầu tư của những loại hình bất động sản này đã chuyển sang kiểu phi truyền thống. Các nhà đầu tư thứ cấp sẽ tham gia đầu tư mạnh nếu như đất để phát triển các bất động sản gắn với lưu trú được sử dụng lâu dài như đất ở.
Theo ông, quy định đổi mới ở đây là cho phép nhà đầu tư được lựa chọn hoặc giao đất ở để phát triển các dự án có mục đích lưu trú cho con người với tiền sử dụng đất cao hơn và thời hạn sử dụng đất được lâu dài. Hoặc một phương án khác là cho thuê đất kinh doanh dịch vụ để phát triển các dự án bất động sản có mục đích lưu trú với tiền thuê đất thấp hơn và sử dụng đất có thời hạn.
Các bản tin khác
- Ông bố trẻ Đà Nẵng: Mỗi ngày bớt trà đá, trà chanh là đủ trồng rau
- Những rủi ro nhà đầu tư phải thuộc lòng trước khi xuống tiền mua BĐS nghỉ dưỡng
- Môi giới và nghệ thuật đăng tin bất động sản
- Nỗi lo mua nhà cho con!
- 6 bước hạn chế rủi ro tiền tỷ khi đầu tư nhà phố
- Lỡ mua dự án đã thế chấp: Phải làm sao?
- Hai dự án nghỉ dưỡng hạng sang Savills phân phối tại Đà Nẵng
- Dự án Hòa Bình Green Đà Nẵng có điểm gì đặc biệt?
- Bất động sản trong dòng chảy M&A
- Sức hút của nhà trên đất
- 3 kênh bất động sản có thể bứt phá mạnh cuối năm 2016
- Sun Group giới thiệu nhà mẫu biệt thự nghỉ dưỡng và condotel Phú Quốc
- Công bố xếp hạng các tổ chức hành nghề công chứng
- Người nước ngoài có thể đứng tên chung trong sổ đỏ khi mua nhà để kinh doanh?
- Bố trí đất tái định cư đối với dự án Chợ và Khu phố chợ Khuê Mỹ
- Savills cảnh báo việc lạm dụng mô hình Condotel tại thị trường BĐS Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Giao dịch biệt thự và căn hộ tăng mạnh trong quý 2
- Khung cảnh khách sạn container giá mềm tại Đà Nẵng
- Khai trương căn hộ - khách sạn mạ vàng Hoà Bình Green Đà Nẵng
- Du lịch bùng nổ, dự án khách sạn tràn ngập ven biển Đà Nẵng