Cuối tháng 4 vừa qua, thị trường giao dịch bất động sản (BĐS) Đà Nẵng đã không còn những dấu hiệu “sốt” đỉnh điểm như giai đoạn trước đó; tất cả các giao dịch đất nền, nhà phố đều đồng loạt chững lại.
Theo nhận định của các chuyên gia, “bong bóng” BĐS bắt nguồn từ 3 nguyên nhân. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng GDP vượt trội, dẫn đến dư lượng tài chính lớn và BĐS trở thành kênh đầu tư hấp dẫn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp.
Quý 1-2018 tăng trưởng GDP của cả nước đạt 7,38%, mức tăng trưởng cao nhất của quý 1 trong 10 năm gần đây. Thứ hai, các chính sách nới lỏng tín dụng tạo nên hiện tượng kiểm soát không chặt chẽ nguồn vốn vay đổ vào kinh doanh đầu tư BĐS; cuối cùng là xuất hiện các nhóm môi giới, kinh doanh BĐS thứ cấp, thường đầu tư theo kiểu lướt sóng, tạo nên hiện tượng giá tăng cao và nhanh.
Xét về thực tế, từ quý 4-2017, các ngân hàng đã bắt đầu chính sách thắt chặt tín dụng BĐS, do đó mức tăng trưởng tín dụng của quý 1-2018 chỉ đạt 2,23%, giảm so với cùng kỳ năm 2017 là 2,81%.
Việc thắt chặt chính sách tín dụng BĐS rõ ràng đòi hỏi các chủ đầu tư dự án phải bảo đảm đủ năng lực về tài chính để phát triển các dự án của mình. Thực tế tại thị trường Đà Nẵng, hầu hết các chủ đầu tư lớn đều thể hiện rõ năng lực nội tại của chủ đầu tư khi tất cả các dự án trên thị trường đều được triển khai và hoàn thiện đúng tiến độ. Bên cạnh đó, việc thắt chặt tín dụng BĐS cũng đồng nghĩa với việc khách hàng đầu tư BĐS chủ yếu dựa vào nguồn vốn nhàn rỗi.
Mặc dù trong một tháng trở lại đây, các giao dịch BĐS trên thị trường gần như chững lại đột ngột, tuy nhiên giá BĐS chỉ giảm nhẹ ở mức 30 triệu đồng– 50 triệu đồng/nền. Điều này là minh chứng cho sự bền vững của BĐS Đà Nẵng.
Sự chững lại này xuất phát từ việc các nhà môi giới, nhà đầu tư lướt sóng đã quá quen và nhạy bén với thị trường, đặc biệt là thời điểm xung quanh dịp lễ 30-4, 1-5 luôn là thời điểm trầm lắng hoặc có nhiều biến động đối với thị trường BĐS, vì vậy các nhà môi giới thường chọn giải pháp phòng thủ trong giai đoạn này.
Ngoài ra, do giá BĐS leo thang đột biến vào thời điểm trước đó tạo nên tâm lý lo ngại cho những khách hàng có nhu cầu thực, hầu hết các khách hàng này đều chờ đến khi thị trường bình ổn mới thực hiện giao dịch.
Việc rút lui của các nhóm môi giới, đầu tư lướt sóng không tác động nhiều đến giá BĐS trên thị trường, kết hợp với việc thắt chặt tín dụng BĐS, giảm tỷ lệ vay trên giá trị sản phẩm nhưng lại có xu hướng giảm lãi suất đã cho thấy phần lớn sản phẩm BĐS tại Đà Nẵng đều được mua dựa theo nhu cầu thực và tài chính thực của khách hàng. Do vậy, dù thị trường đang có những dấu hiệu trầm lắng, nhưng đó chính là động thái của sự bền vững và sẵn sàng cho quá trình phát triển vượt bậc theo đúng tiềm năng của nó.
Hiện nay, mật độ dân số Đà Nẵng đứng thứ 13 trên toàn quốc, trong khi diện tích chỉ xếp thứ 59. Lượng dân nhập cư tại Đà Nẵng đang có xu hướng tăng cao trong khi nguồn cung dự án đất nền, nhà phố trên thị trường không có dấu hiệu gia tăng trong năm 2018.
Chưa kể đến nhóm khách hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đang có xu hướng đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Đà Nẵng, bởi đây là thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, tiềm năng phát triển du lịch vượt trội và đặc biệt là sự chú trọng, đầu tư cơ sở hạ tầng của thành phố.
Năm 2018, cũng là năm tâm điểm thu hút đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng với hàng loạt các dự án nổi bật nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế du lịch như dự án nâng cấp cảng Tiên Sa giai đoạn 2, dự án cảng Liên Chiểu, dự án công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, dự án nối thông đường Võ Chí Công liên kết khu vực biển Tân Trà và hàng loạt các dự án cải thiện năng lực giao thông của thành phố. Việc nâng quy hoạch hạ tầng đô thị, kết nối các nút giao thông trọng điểm tạo ra tiềm năng phát triển đô thị chung của toàn Đà Nẵng.
Sự chênh lệch cung - cầu về BĐS trên thị trường, cộng hưởng với tiềm năng phát triển chung về kinh tế-xã hội, sẽ khiến thị trường BĐS Đà Nẵng tiếp tục sôi động trong thời gian tới.
Hương Trương
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Đơn giản hóa TTHC 15 lĩnh vực ngành tư pháp
- Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố khóa IX: Phát triển đô thị, tạo động lực đột phá
- Giá đất một số khu tái định cư mới
- Vì sao chấm dứt chuyển nhượng chung cư diện giải tỏa?
- Thị trường bất động sản: Đủ chiêu "câu khách"
- Vì sao giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chậm?
- Tổ hợp giải trí 11.000 tỷ tại Đà Nẵng sắp vận hành
- 9,5 tỷ đồng cải tạo nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ-Lê Đại Hành-Trịnh Đình Thảo
- Xây dựng đường hầm chui qua đường Trường Sa kết nối dự án The Empire
- “Giải mã” sức hút của Coco Ocean-Spa Resort
- Khu nghỉ dưỡng 3.500 tỷ đồng hướng biển tại Quảng Nam
- Làm giàu từ bất động sản, không dễ như quảng cáo
- Ưu tiên, hỗ trợ cho các hộ dân Cồn Dầu chấp thuận giải tỏa, bàn giao mặt bằng sớm
- Rủi ro khi mua bán đất còn nợ thổ cư
- Bất động sản nghỉ dưỡng đối mặt thách thức chưa từng có
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Cơ hội lớn, rủi ro lớn
- Đà Nẵng: Khách du lịch tăng cao, bất động sản hưởng lợi
- VNE chuyển nhượng dự án VNECO Plaza tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng điều chỉnh và thông qua một số dự án kiến trúc quy hoạch quan trọng
- Cân bằng, hài hòa giữa bảo tồn và phát triển Sơn Trà