CafeLand - Tại buổi báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM vừa diễn ra vào ngày 5/4, DKRA Việt Nam cho rằng đất nền vùng ven sẽ là phân khúc tạo sóng trong năm 2018, tuy nhiên cơn sốt này sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát.
Cơn sốt đất sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát. Ảnh minh họa - Nguyễn Văn
Theo ghi nhận của doanh nghiệp này, quý đầu năm 2018 có khoảng 970 nền cung cấp ra thị trường từ 5 dự án, bằng 44% so với nguồn cung của quý trước và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2017.
Tỷ lệ tiêu thụ đạ̣t khoảng 83%. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu khi chiếm đến 52% nguồn cung và 62% lượng tiêu thị của toàn thị trường. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô của riêng khu vực này đạt tới 100%. Giá đất tăng 5%-10% so với quý trước, riêng khu vực Quận 2 giá đất tăng 15%-20% so với quý trước.
Bên cạnh đó là tình trạng sôi động vốn được duy trì suốt từ 2017 của các tỉnh giáp ranh TP.HCM, nhất là huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau Tết lại có nhiều dấu hiệu tăng nhiệt mạnh hơn.
Đại diện DKRA dự báo, trong năm 2018, thị trường đất nền vùng ven TP.HCM sẽ tạo cơn sóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các chủ đầu tư và người mua vì tư duy tâm lý “đất là vĩnh viễn” vẫn còn ảnh hưởng đến khách mua.
Bên cạnh đó, thị trường đất nền tại TP.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới và giá đã tăng khá cao, trong khi các tỉnh giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai với điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển mạnh của hạ tầng giao thông thì giá đất nền phân lô đang vừa túi tiền các đầu tư nhỏ. Điều đó tạo động lực để khách mua tìm kiếm đầu tư vào thị trường đất nền vùng ven.
Mặt khác, các thông tin quy hoạch vùng, sự phát triển hạ tầng giao thông từ TP.HCM tới các tỉnh vùng ven cũng là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường này thêm khởi sắc.
Tuy nhiên cũng theo vị này, cơn sốt này sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát. “Khách hàng liên tục đầu tư vào đất nền đẩy mức giá tăng lên quá cao so với giá trị thực, giá tăng không kiểm soát có thể sẽ đưa thị trường lặp lại tình trạng bong bóng. Việc tập trung đầu tư vào đất nền sẽ làm mất cân bằng thị trường, các giao dịch và nguồn tài chính dành cho các phân khúc khác có thể bị chia sẻ. Việc giao dịch nhiều lần sẽ làm cho thị trường mất cân đối, tiến trình đô thị hóa đình trệ”.
Vì vậy, cần có sự quan sát và phản ứng kịp thời của cơ quan chức năng nhà nước, sự minh bạch của tất cả các thành phần tham gia thị trường, sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như của các chủ đầu tư, sự thận trọng và thông minh của người đầu tư để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.
Các bản tin khác
- Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
- Có nên mua nhà làm của để dành?
- Cuộc giằng co giữa cơ hội - rủi ro của thị trường địa ốc
- Ra mắt Trang thông tin điện tử về Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Hơn 54 tỷ đồng đầu tư Công viên Thanh niên
- Bất động sản: Đón dòng tiền nước ngoài, kiều hối
- Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất
- Cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà trong các dự án bị cầm sổ đỏ
- Xem xét Dự án Công viên Thanh niên
- Thủ tướng chỉ thị lập kế hoạch sử dụng đất 2016- 2020
- Chuẩn bị 98 lô đất bố trí TĐC dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Học Bác thì hãy lặng lẽ hiến dâng
- Kỳ họp thứ 9: Quốc hội sẽ quyết định nhiều vấn đề trọng đại
- Hủy quyết định hỗ trợ lãi suất 10% tiền sử dụng đất
- Ai hưởng lợi khi bỏ giao dịch địa ốc qua sàn
- Giá đất Đà Nẵng tăng mạnh nhất cả nước
- Thanh khoản thị trường bất động sản tăng gấp 3 lần
- Toàn cảnh Bảng giá đất năm 2015 của cả nước
- Tháo gỡ ách tắc trong mua bán chung cư
- Doanh nghiệp bất động sản rục rịch đón khách ngoại