CafeLand - Tại buổi báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM vừa diễn ra vào ngày 5/4, DKRA Việt Nam cho rằng đất nền vùng ven sẽ là phân khúc tạo sóng trong năm 2018, tuy nhiên cơn sốt này sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát.
Cơn sốt đất sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát. Ảnh minh họa - Nguyễn Văn
Theo ghi nhận của doanh nghiệp này, quý đầu năm 2018 có khoảng 970 nền cung cấp ra thị trường từ 5 dự án, bằng 44% so với nguồn cung của quý trước và bằng 106% so với cùng kỳ năm 2017.
Tỷ lệ tiêu thụ đạ̣t khoảng 83%. Khu Đông tiếp tục dẫn đầu khi chiếm đến 52% nguồn cung và 62% lượng tiêu thị của toàn thị trường. Đáng chú ý, tỷ lệ tiêu thụ đất nền phân lô của riêng khu vực này đạt tới 100%. Giá đất tăng 5%-10% so với quý trước, riêng khu vực Quận 2 giá đất tăng 15%-20% so với quý trước.
Bên cạnh đó là tình trạng sôi động vốn được duy trì suốt từ 2017 của các tỉnh giáp ranh TP.HCM, nhất là huyện Bến Lức, Cần Giuộc (Long An), huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) sau Tết lại có nhiều dấu hiệu tăng nhiệt mạnh hơn.
Đại diện DKRA dự báo, trong năm 2018, thị trường đất nền vùng ven TP.HCM sẽ tạo cơn sóng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các chủ đầu tư và người mua vì tư duy tâm lý “đất là vĩnh viễn” vẫn còn ảnh hưởng đến khách mua.
Bên cạnh đó, thị trường đất nền tại TP.HCM tiếp tục khan hiếm nguồn cung mới và giá đã tăng khá cao, trong khi các tỉnh giáp ranh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai với điều kiện thuận lợi và tiềm năng phát triển mạnh của hạ tầng giao thông thì giá đất nền phân lô đang vừa túi tiền các đầu tư nhỏ. Điều đó tạo động lực để khách mua tìm kiếm đầu tư vào thị trường đất nền vùng ven.
Mặt khác, các thông tin quy hoạch vùng, sự phát triển hạ tầng giao thông từ TP.HCM tới các tỉnh vùng ven cũng là nguyên nhân quan trọng khiến thị trường này thêm khởi sắc.
Tuy nhiên cũng theo vị này, cơn sốt này sẽ có những tác động nguy hiểm nếu cứ tiếp tục kéo dài và mức tăng không được kiểm soát. “Khách hàng liên tục đầu tư vào đất nền đẩy mức giá tăng lên quá cao so với giá trị thực, giá tăng không kiểm soát có thể sẽ đưa thị trường lặp lại tình trạng bong bóng. Việc tập trung đầu tư vào đất nền sẽ làm mất cân bằng thị trường, các giao dịch và nguồn tài chính dành cho các phân khúc khác có thể bị chia sẻ. Việc giao dịch nhiều lần sẽ làm cho thị trường mất cân đối, tiến trình đô thị hóa đình trệ”.
Vì vậy, cần có sự quan sát và phản ứng kịp thời của cơ quan chức năng nhà nước, sự minh bạch của tất cả các thành phần tham gia thị trường, sự nỗ lực của chính quyền địa phương cũng như của các chủ đầu tư, sự thận trọng và thông minh của người đầu tư để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững.
Các bản tin khác
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng
- Những tiêu chí không thể bỏ qua khi đầu tư đất nền Đà Nẵng