Thanh khoản đất nền giảm mạnh khiến một bộ phận nhà đầu tư lo ngại, chuyển vốn vào bất động sản cho thuê hoặc tạm trú ở ngân hàng.
Tổng giám đốc Công ty tư vấn đầu tư Nam Phát, Nguyễn Mạc Hoài Nam cho biết trong giai đoạn thị trường đất nền tạm thời dừng ở trạng thái chờ đợi, giao dịch giảm xuống, các dòng vốn sẽ có sự phân hóa và dịch chuyển dần về những kênh đầu tư năng động hơn.
Đó là những loại tài sản dễ mua bán, cho thuê hoặc thu hồi vốn về, tuy lợi tức thấp hơn và không đột biến bằng đất nền nhưng dễ kiểm soát dòng tiền. Chuyên gia này đưa ra 3 kênh đầu tư khả thi có thể được nhà đầu tư chọn lựa trong giai đoạn đất nền chững lại nhằm tránh những cơn bão ngoài ý muốn ập đến.
Một dự án căn hộ giá rẻ tại TP HCM. Ảnh: Hao Bui |
Căn hộ bình dân
Một trong những loại bất động sản cho thuê ít rủi ro nhất sẽ trở thành mục tiêu hấp dẫn giới đầu tư trong vòng 6-12 tháng tới là căn hộ bình dân. Loại tài sản lọt vào tầm ngắm là chung cư giá vừa túi tiền, hút dòng vốn dưới 1,5 tỷ đồng một căn. Đây là loại bất động sản tiêu dùng miễn nhiễm với suy thoái do đặc tính dễ mua, dễ bán, dễ cho thuê vì giá cả khá mềm. Số lượng người có nhu cầu hoặc có khả năng mua khá lớn nên thị phần này phát triển bền vững, ít biến động.
Nhà phố
Nhà phố liên kế dự án khép kín hoặc nhà phố riêng lẻ trong khu dân cư hiện hữu dòng vốn 4 - 6 tỷ đồng có thể là một kênh bất động sản tiêu dùng tiếp theo được nhà đầu tư quan tâm khi đất nền chững lại. So với đất nền, nhà phố có nhiều đặc tính an toàn: pháp lý đa phần hoàn chỉnh, tài sản có thể khai thác và giá cả ổn định hơn. Nếu vay vốn để sản xuất kinh doanh, nhà phố cũng thường được định giá cao hơn đất nền.
Gửi ngân hàng ngắn hạn
Gửi ngân hàng tất nhiên không mang lại dòng tiền kỳ vọng vì lãi suất 5,3 - 5,4% một năm và vẫn bị ảnh hưởng của trượt giá. Thế nhưng cái lợi lớn của kênh này là kiểm soát tiền mặt. Khi thị trường có biến động, tiền mặt là vua và giúp nhà đầu tư giữ thế chủ động khi săn tìm cơ hội mới.
Ông Nam phân tích, giới đầu tư bất động sản khá bảo thủ và thường có đặc điểm chung là không để tiền nằm yên một chỗ. Khi giao dịch đất nền mất dần sự sôi động, giá cả chững lại, kênh đầu tư này sẽ trải qua một giai đoạn thách thức tâm lý và niềm tin của người mua.
Trên thực tế, những ai lướt sóng đã sớm chốt lời và rời đường đua. Các nhà đầu tư dài hạn thường có toan tính riêng, trường vốn, ít thay đổi. Chỉ còn lại những tay chơi mới nếu đã trót gom đất nền giá cao sẽ vấp phải nhiều băn khoăn và hoài nghi.
Lúc này, những ai đã thu gom và nắm giữ đất nền sẽ ít có cơ hội dịch chuyển dòng tiền do các giao dịch đang giảm tốc. Tuy nhiên, những người đứng ngoài thị trường có thể chuyển hướng dòng tiền và mục tiêu của họ nhiều khả năng là bất động sản tiêu dùng, tức loại tài sản có thể khai thác dòng tiền thường xuyên hoặc gửi tiết kiệm.
“Sẽ có một bộ phận nhà đầu tư thay đổi mục tiêu cũ. Họ chấp nhận thu bạc lẻ và kiểm soát chặt dòng tiền còn hơn kỳ vọng lợi nhuận đột biến nhưng tiềm ẩn quá nhiều biến số”, ông Nam nhận định.
Vũ Lê
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Đà Nẵng - 40 năm xây dựng và phát triển (1975-2015)
- Đột phá từ đầu tư hạ tầng đô thị
- Soi năng lực Sun Group - nhà đầu tư sân bay Quảng Ninh 7.500 tỷ
- Gói 30.000 tỷ đồng được giải ngân đến 1/6/2016
- Xây dựng phương án bán 286 căn hộ chung cư
- VinaCapital đầu tư 50 triệu USD dự án khu biệt thự, khách sạn ven biển
- Quyết liệt thực hiện chủ đề Năm văn hóa văn minh đô thị
- Đẩy mạnh xã hội hóa công chứng - thể chế công chứng tiếp tục được tăng cường
- Bộ Xây dựng nắm tình hình triển khai quy hoạch đô thị Đà Nẵng
- Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt: 3 nơi đáng sống với người Mỹ về hưu
- Những kiểu nhà tuyệt đối không nên mua
- Cho vay kích cầu nhà ở
- Đồng thuận giải tỏa triển khai dự án Trung tâm thương mại chợ Cồn
- Top 10 công trình và sự kiện tạo dấu ấn 40 năm của Đà Nẵng
- Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Công chứng
- Sun Group trở thành nhà đầu tư xây sân bay Quảng Ninh
- Tháng 2, giao dịch BĐS thành công cao gấp đôi năm 2014
- Hội Công chứng thành phố Đà Nẵng tiến hành phiên họp Ban Chấp hành đầu năm 2015
- Tiếp cận đất đai thuận lợi
- Phát triển quỹ tiết kiệm nhà ở nhìn từ các nước Châu Á