Condotel là một loại hình sản phẩm phức tạp hơn so với khách sạn hoặc resort, mang cả hai đặc tính của căn hộ và khách sạn. Sản phẩm này cũng yêu cầu cao hơn về mặt vận hành. Tuy nhiên phần lớn các dự án condotel tại thị trường Việt Nam được hoạch định mà không chú trọng đến yếu tố vận hành.
Nhận định trên vừa được Savills Hotels đưa ra trong bài phân tích về thị trường khách sạn Việt Nam. Theo Savills Hotels, các sản phẩm này sau khi hoàn thành sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vận hành như một khách sạn hoặc resort do thiếu các tiện ích, khu vực hậu cần hoặc dịch vụ tiền sảnh.
“Trong 2 năm vừa qua, thị trường Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh chóng loại hình condotel. Theo ước tính của Savills Hotels, condotel chiếm khoảng 65% nguồn cung tương lai tại các thị trường du lịch chính đến năm 2020. Và trong tổng nguồn cung khách sạn tại thời điểm này, condotel sẽ chiếm gần 25%” Savills cho biết.
Cũng theo đơn vị này, thị trường condotel tại Việt Nam phần đông gồm các dự án không mang thương hiệu và thường được vận hành bởi chủ đầu tư, và phần lớn các chủ đầu tư này chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý khách sạn. Tuy nhiên thị trường cũng dần xuất hiện các dự án mang thương hiệu và được quản lý bởi các nhà điều hành chuyên nghiệp. Phần lớn các dự án condotel này là một phần khu phức hợp bao gồm thành phần khách sạn hoặc resort.
“Thị trường khách sạn Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ số lượng các dự án mang thương hiệu và sự xuất hiện của nhiều nhà điều hành nước ngoài trong vài năm qua. Số lượng dự án mang thương hiệu tăng trưởng từ 30 vào năm 2010 lên đến 79 vào cuối năm 2017. Sự tăng trưởng này càng rõ rệt trong đầu năm 2018 khi thị trường liên tục công bố các thương hiệu điều hành mới như Mandarin Oriental (Tp.HCM), Movenpick (Tp.HCM), Best Western Premier (Quảng Bình và Long Hải)…
Phần lớn các chủ đầu tư Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên với số lượng các dự án đang tăng trưởng nhanh chóng, các chủ đầu tư sẽ học được kinh nghiệm từ thực tiễn và cung cấp đến thị trường các sản phẩm chất lượng hơn.
Trong một số trường hợp, chủ đầu tư quá vội vã đẩy nhanh đến giai đoạn thiết kế và xây dựng mà không hoạch định kỹ mô hình kinh doanh hoặc phối hợp với các chuyên gia về quản lý vận hành tham gia vào giai đoạn thiết kế. Các dự án này thường thiếu sự cân nhắc về yếu tố hiệu quả vận hành trong thiết kế hoặc có mô hình kinh doanh chưa phù hợp với điều kiện thị trường”, Savills nhận định.
Quốc Tuấn
Theo Vietnamnet
Các bản tin khác
- Sẽ kiến nghị Thủ tướng bỏ thông tư 16 của Bộ Xây dựng
- Ghế sếp ngân hàng lớn nào “nóng” nhất?
- Thị trường bất động sản "ấm" lên
- Đề nghị tăng thời gian cho người mua nhà ở xã hội vay vốn ưu đãi từ 10 năm lên 15 năm
- Thị trường bất động sản Đà Nẵng: Bất ngờ!
- Cấp GCN quyền sử dụng đất các dự án TĐC phục vụ giải toả Nút giao thông khác mức ngã ba Huế
- Đà Nẵng sẽ có thêm hai quận mới
- Sẽ thêm quyền cho công chứng viên
- Bí thư Thành uỷ Trần Thọ: Chúng ta phải biết nâng niu, trân trọng doanh nghiệp
- Gói 30.000 tỷ: Còn cách nào ngoài “leo cột mỡ”?
- Khác biệt giữa giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
- Văn phòng công chứng Bảo Nguyệt trao quà tết cho người nghèo
- "Bông Hồng xứ Quảng" trên Báo Công an thành phố Đà Nẵng số Xuân
- 2014, bất động sản hồi sinh?
- Thành lập Ban Chỉ đạo "Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014"
- Giới kinh doanh nhà đất buồn vui lẫn lộn
- Năm 2014, vốn ngoại sẽ chảy mạnh vào bất động sản
- Bất động sản lạc quan thận trọng
- “Nới” quy định về cấp sổ đỏ cho đất không giấy tờ
- Nâng cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo của tổ chức Đảng trong doanh nghiệp