Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ tại cuộc họp chiều 14-6 với Đại học (ĐH) Đà Nẵng về việc xử lý vướng mắc đối với dự án Khu đô thị ĐH Đà Nẵng. Cùng dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn và lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan.
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND Huỳnh Đức Thơ cho rằng, dự án xây dựng Khu đô thị ĐH Đà Nẵng đã kéo dài quá lâu, vì vậy các sở, ban, ngành, đơn vị phải tập trung phối hợp đồng bộ để thực hiện hiệu quả. Để đẩy nhanh việc hoàn thiện dự án, ĐH Đà Nẵng có thể thành lập một ban riêng cho dự án.
Trước mắt, ĐH Đà Nẵng nhanh chóng liên hệ đơn vị tư vấn điều chỉnh quy hoạch; hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ liên quan; đồng thời làm việc với nhà tư vấn sao cho với chừng đó tổng mức đầu tư có thể làm ra được một dự án đô thị ĐH Đà Nẵng.
ĐH Đà Nẵng phải tiến hành đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng; triển khai quy hoạch chi tiết và lập các dự án đầu tư thành phần cho dự án; thực hiện đúng các kết luận của Thủ tướng Chính phủ về dự án; đồng thời, chủ động tính toán, cân đối sử dụng nguồn vốn ODA phù hợp. Thành phố cam kết sẽ giải quyết hết phần đất và không để xảy ra các trường hợp xây nhà trái phép trên đất này đến khi dự án triển khai.
Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ nhấn mạnh, để đẩy nhanh việc triển khai dự án, vấn đề quan trọng nhất là ĐH Đà Nẵng phải tập trung hoàn thiện các hồ sơ thủ tục; đồng thời tháo gỡ các vướng mắc; chọn nhà tư vấn phù hợp và điều chỉnh quy hoạch để Làng ĐH trở thành Đô thị ĐH Đà Nẵng.
Các ban, ngành liên quan và các địa phương phải xác định đây là công trình trọng điểm. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đề nghị ĐH Đà Nẵng ưu tiên, khẩn trương phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đẩy nhanh việc giải phóng mặt bằng; có phương án bồi thường cụ thể để khi làm xong các thủ tục, giấy tờ thì triển khai giải tỏa đền bù để tiến hành xây dựng luôn.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Phó Giám đốc phụ trách ĐH Đà Nẵng, thời gian qua, các đơn vị đã tích cực triển khai dự án. Theo đó, dự án sẽ giải tỏa, bồi thường, tái định cư hơn 71ha (thuộc Đà Nẵng) và 190ha (thuộc Quảng Nam).
Trong đó, xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung là 252ha; quy mô xây dựng phục vụ 25.200 sinh viên với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 8.600 tỷ đồng. Hiện ĐH Đà Nẵng đã lập xong báo cáo rà soát quy hoạch và nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng gửi Bộ Xây dựng thẩm định; đã xây dựng và phê duyệt chiến lược phát triển ĐH Đà Nẵng; hoàn thành dự thảo phát triển tổng thể ĐH Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2035.
Ông Nguyễn Ngọc Vũ cũng cho biết, vướng mắc hiện nay của hai địa phương là việc chưa triển khai công tác lập dự án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư; đề xuất UBND thành phố chỉ đạo, phân công các cơ quan chuyên môn phối hợp với ĐH Đà Nẵng trong công tác chuẩn bị và triển khai đầu tư dự án; lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phần đất thuộc thành phố Đà Nẵng; song song, thống nhất quan điểm giải tỏa đền bù, tái định cư tiến đến xây dựng khu đô ĐH Đà Nẵng.
THANH TÌNH
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Nhà giàu Hà Thành mua mặt biển Đà Nẵng: Tiền không phải nghĩ?
- Vì sao 75% gói hỗ trợ nhà ở chưa được giải ngân?
- Nhà chồng cho tiền mua đất, nhà tự xây là tài sản chung hay riêng?
- Đến lượt cổ phiếu Bất động sản “dẫn sàn”
- Đà Nẵng lọt top 10 điểm đến lý tưởng do Skyscanner bình chọn
- Cải cách hành chính ở Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Tạo thuận lợi tối đa cho người dân
- Tiếp nhận tờ khai miễn giảm tiền thuê đất đến hết 31/12
- Nụ cười công sở
- Không giao dịch qua sàn, người mua nhà có lợi gì?
- Đất KĐT Sinh thái Hòa Xuân Đà Nẵng: Chỉ từ 437 triệu đồng/lô
- Thị trường bất động sản đón dòng vốn mới
- Đấu giá chuyển quyền sử dụng đất tái định cư
- Bốc thăm bố trí TĐC đối với các lô có cùng địa điểm, diện tích
- Không gian Pháp trên độ cao 1.400 m ở Đà Nẵng
- Bán đấu giá 300 lô đất cho cán bộ chưa có nhà
- Công khai quỹ đất để hộ giải tỏa hưởng lợi
- Tôn vinh 16 sáng kiến của cán bộ công chức viên chức trên địa bàn thành phố
- Bán nhà chung cư không chờ đủ số lượng đăng ký
- Xử lý vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa, thi công dự án Trục 1 Tây Bắc
- Hàng ngàn phôi sổ đỏ bị mất có thể được dùng để lừa đảo