CafeLand - Trong báo cáo về tình hình đầu tư thị trường bất động sản Việt Nam vừa công bố, Savills cho biết, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hong Kong và Trung Quốc đang là những nhà đầu tư dẫn đầu về hoạt động ở khắp các phân khúc tại thị trường bất động sản Việt Nam.
Theo tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, thông qua việc kết hợp với các nhà phát triển trong nước, danh mục đầu tư các đơn vị đến từ những quốc gia này đang ngày càng mở rộng.
“Đối với họ, một thị trường bất động sản hơn 100 triệu dân với cơ cấu dân số trẻ và thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể là một cơ hội vô cùng hấp dẫn. Và tùy theo từng góc nhìn chiến lược, mỗi nhà đầu tư lại chọn một phương thức tiếp cận hoặc lĩnh vực đầu tư khác nhau, dù trong cùng một ngành địa ốc”, ông Khương nói.
Thị trường bất động sản vẫn thể hiện tiềm năng hấp dẫn đối với những nhà đầu tư ngoại. Ảnh: Thuận Nguyễn
Trong khi các doanh nghiệp Singapore tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ, nhà ở vì nhìn thấy tiềm năng từ dân số trẻ đồng hành cùng sự gia tăng nhu cầu nhà ở thì các nhà đầu tư Hàn Quốc lại ưa chuộng mảng bán lẻ, với hàng loạt các dự án siêu thị đồng giá, trung tâm thương mại tập trung tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Đối với các nhà đầu tư Nhật Bản, thị trường Việt Nam được chú ý bởi sức hấp dẫn từ dân số trẻ, tốc độ đô thị hóa nhanh và đẩy mạnh xu hướng đầu tư văn phòng và gần đây là sự tham gia vào lĩnh vực bất động sản nhà ở. Theo họ, tốc độ phát triển của nền kinh tế và nguồn lao động dồi dào chính là những nguyên nhân để đẩy mạnh đầu tư vào mảng văn phòng.
Thời gian qua, thị trường văn phòng của thành phố tiếp tục ghi nhận nhu cầu mạnh mẽ và tỉ lệ lấp đầy cao trong quý đầu của năm 2018. Tuy nhiên, ghi nhận trong thời gian qua có rất ít giao dịch đầu tư trong lĩnh vực này do sự thiếu hụt lượng tài sản sẵn có để bán.
Một giao dịch đáng chú ý đó là việc Nomura Real Estate đã thâu tóm 24% quyền sở hữu tại Sunwah Tower, một tòa nhà văn phòng hạng A tại TP.HCM vào tháng 1 vừa qua.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nâng cao và lượt khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm các địa điểm phát triển và sở hữu trong lĩnh vực khách sạn. Vào tháng 1, Tập đoàn khách sạn MIKazuki của Nhật Bản đã công bố kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào một dự án ở Đà Nẵng. Hay Bamboo Capital, một công ty đầu tư có trụ sở tại Việt Nam, đã mua lại dự án khu nghỉ mát Malibu với giá khoảng 14,8 triệu USD từ Công ty TNHH Indochina Hội An Beach Villas.
Theo Savills, thị trường bất động sản vẫn thể hiện tiềm năng hấp dẫn đối với những nhà phát triển quan tâm đến các dự án phức hợp, hướng tới thành phần dân cư đa dạng ở các thành phố lớn.
Vào tháng 3/2018, CapitaLand đã mua lại khoảng 0,9 ha tại một vị trí đắc địa ở quận Tây Hồ, Hà Nội. Keppel Land, một nhà phát triển Singapore khác cũng đã thâu tóm 10% cổ phần còn lại của Jencity Limited, cùng kế hoạch xây dựng một cộng đồng – Saigon Sports City với khoảng 11,4 triệu USD.
Các bản tin khác
- Một số vướng mắc khi thực hiện Luật Đất đai 2013
- Ngân hàng mạnh tay rót vốn vào bất động sản
- Mua nhà, bán nhà và vía nặng, vía nhẹ
- Ngân hàng ưu đãi cho vay mua ô tô Trường Hải
- Đường Hoàng Diệu: "Kẻ sang trọng khoác áo bình dân"
- Chỉ từ 350 triệu đồng sở hữu chung cư F.HOME Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng: "nóng" về phía Nam
- Đà Nẵng rực sáng lung linh trong đêm pháo hoa
- Bà Nà Hills đưa vào hoạt động giai đoạn 1 Tổ hợp Khách sạn nghỉ dưỡng Làng Pháp
- Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2014
- Đóng tiền sử dụng đất khó quá!
- Nhà ở xã hội: Nới một - siết hai
- Đà Nẵng khánh thành đường Bà Nà - Suối Mơ
- Người nước ngoài được mua bao nhiêu căn hộ tại Việt Nam?
- Quy định mới về quyền sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân nước ngoài hiệu lực 1/7/2015
- Sớm nâng cấp các tuyến đường trung tâm
- Dân khó vay gói 30.000 tỉ đồng do quy định “đá” nhau
- Nợ tiền sử dụng đất trả theo giá đất thời điểm nào?
- Xây dựng lòng ham mê đọc sách cho mỗi cán bộ tư pháp
- Căn hộ Bắc - Nam đồng loạt tăng giá