Sáng 27-9, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Đà Nẵng phối hợp với Ngân hàng Phương Đông (OCB) tổ chức Hội thảo “Nhận diện tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm 2012 - Cơ hội tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ IFC và JICA thông qua OCB”. Tham dự hội thảo có lãnh đạo NHNN thành phố Đà Nẵng, các chuyên gia kinh tế và hơn 150 doanh nghiệp tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Diễn, Phó Giám đốc VCCI Đà Nẵng cho biết, để bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng bền vững, Chính phủ đã thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, giảm chi tiêu công để kiềm chế lạm phát. Nhờ đó, môi trường kinh doanh trong ngắn hạn đã được cải thiện đáng kể. So với tình hình năm 2011 cũng như những năm trước đây, thanh khoản của hệ thống ngân hàng đến thời điểm này có sự cải thiện rõ rệt: lãi suất huy động, cho vay và các lãi suất chính sách đều giảm xuống mạnh mẽ. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 8 chỉ gần 2% trong khi tăng trưởng huy động tăng trên 10%. Do vậy, cần có sự kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp để cân bằng cung cầu nguồn vốn.
Đưa ra nhận định về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm, TS Nguyễn Tất Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng, trước bối cảnh kinh tế tiếp tục còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp, kể cả ngân hàng phải thay đổi tập quán kinh doanh và cải cách sâu vào trong hệ thống của mình, minh bạch và xóa sở hữu chéo giữa các ngân hàng thương mại, phát triển đa dạng hình thức cho vay, giảm thế chấp và Chính phủ cần kích cầu xã hội, cải cách triệt để các doanh nghiệp Nhà nước.
Tại hội thảo, Ngân hàng OCB đã khuyến nghị giải pháp giải quyết vấn đề về vốn. Theo đó, doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng vừa sức và cố gắng thực hiện trong thời gian sớm nhất để giảm bớt chi phí vay, liên kết doanh nghiệp, liên kết với các hiệp hội để tìm đầu ra, đồng thời chủ động tìm nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả, Ngân hàng OCB đang triển khai 6 sản phẩm chủ đạo bao gồm: cho vay các doanh nghiệp ngành nhựa; cho vay kinh doanh gạo; cho vay kinh doanh cà-phê; cho vay Doanh nghiệp xanh và sạch; cho vay Phụ nữ kinh doanh; tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả. Nguồn vốn của Ngân hàng OCB được tài trợ từ các tổ chức JICA (Nhật Bản) và IFC (World Bank) để triển khai gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng với mức lãi suất hỗ trợ từ 1,5 % - 2%/năm.
Tại hội thảo, Ngân hàng OCB đã khuyến nghị giải pháp giải quyết vấn đề về vốn. Theo đó, doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn các đơn hàng vừa sức và cố gắng thực hiện trong thời gian sớm nhất để giảm bớt chi phí vay, liên kết doanh nghiệp, liên kết với các hiệp hội để tìm đầu ra, đồng thời chủ động tìm nguồn vốn từ các đối tác nước ngoài bằng hình thức phát hành trái phiếu và cổ phiếu. Để hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay hiệu quả, Ngân hàng OCB đang triển khai 6 sản phẩm chủ đạo bao gồm: cho vay các doanh nghiệp ngành nhựa; cho vay kinh doanh gạo; cho vay kinh doanh cà-phê; cho vay Doanh nghiệp xanh và sạch; cho vay Phụ nữ kinh doanh; tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hiệu quả. Nguồn vốn của Ngân hàng OCB được tài trợ từ các tổ chức JICA (Nhật Bản) và IFC (World Bank) để triển khai gói tín dụng ưu đãi 2.000 tỷ đồng với mức lãi suất hỗ trợ từ 1,5 % - 2%/năm.
PHƯƠNG NGUYỄN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Mua nhà bằng hợp đồng vay vốn: Khách hàng tự "thả gà ra đuổi"
- Khai trương Công viên APEC tại Đà Nẵng
- Không chỉ cảnh đẹp, đây mới là điều khiến Ba Na Hills ngày càng hấp dẫn
- Những lưu ý khi mua đất nằm trong diện quy hoạch
- Hé lộ siêu dự án “một bước tới biển” ở Tây Bắc Đà Nẵng
- APEC 2017: Thương hiệu Đà Nẵng đang ghi dấu ấn trên toàn cầu
- Động lực bùng nổ lợi nhuận ngân hàng 2017
- Công khai các dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng
- Nhiều dự án ven sông Cổ Cò tiếp tục hút khách
- 1.800 tỉ đồng cho dự án tháp đôi Movenpick Hotels & Residences Risemount Apartment Da Nang
- Những rắc rối khó lường khi mua đất chung sổ đỏ
- Những lưu ý khi đầu tư condotel Đà Nẵng
- Bất động sản Đà Nẵng và xu hướng rời phố về ven đô
- Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ cuối: Địa điểm đáng để đầu tư)
- Chỉ có 15 người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam
- Thị trường bất động sản nam Đà Nẵng và “cú hích” APEC (Kỳ 1: Điểm đến lý tưởng)
- Lợi thế bất động sản ven đô Đà Nẵng
- Trước thềm APEC, dòng vốn 35.000 tỷ lan tỏa tới thị trường địa ốc Đà Nẵng
- Không thể chậm trễ!
- Đại gia mới xuất hiện: Cuộc đổi vận ngàn tỷ ở Đà Nẵng