Thị trường bất động sản Việt Nam cạnh tranh gay gắt hơn với sự mặt của nhiều tập đoàn lớn, đặc biệt là các tỷ phú đến từ châu Á, với những thương vụ mua lại và sáp nhập (M&A) đình đám.
Các tỷ phú “tranh phần” miếng bánh bất động sản
Trong nhiều năm gần đây, bất động sản đã và đang trở thành ngành kinh doanh áp đảo các lĩnh vực khác về khả năng “sinh sôi” tỷ phú tại châu Á.
Theo Bloomberg, dù kinh tế tăng trưởng chững lại, thị trường tài chính chao đảo, thì các quốc gia châu Á vẫn có một sự ưu ái đặc biệt dành cho bất động sản. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn nhìn ra cơ hội mới ở mọi phân khúc: thương mại, cho thuê văn phòng, nhà ở, khách sạn nghỉ dưỡng…
. |
Để đầu tư bất động sản ra nước ngoài, đòi hỏi nhà đầu tư phải có tiềm lực lớn và tầm nhìn đặc biệt dài hạn, toàn diện cùng khả năng quản trị rủi ro xuất sắc.
Trong cuộc chơi ở thị trường Việt Nam, so với các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, nhà đầu tư Thái Lan đến muộn hơn. Tuy nhiên, sau khi đã nắm trong tay miếng bánh thị trường phân phối, bán lẻ, các “ông lớn” Thái Lan đã tính đến tranh phần miếng bánh bất động sản.
Frasers Property thuộc tập đoàn bất động sản đa quốc gia Frasers Centrepoint Limited (FCL) có trụ sở chính tại Singapore, nhưng là cánh tay đầu tư của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi vừa đạt được thỏa thuận mua lại Công ty Bất động sản Phú An Điền - thành viên của Công ty Bất động sản Trần Thái.
Thương vụ này có giá trị khoảng 34,3 triệu USD và giúp Frasers Property nắm giữ 75% cổ phần của Phú An Điền. Được biết, Phú An Điền đang phát triển dự án căn hộ kết hợp với thương mại tại phường Linh Trung (quận Thủ Đức, TP.HCM).
Cách đây không lâu, Frasers Property cũng chi ra 18 triệu USD để thâu tóm một một dự án tại Thảo Điền (quận 2, TP.HCM) của Trần Thái. Như vậy, chỉ tính riêng thị trường TP.HCM, Frasers Property đang sở hữu 3 dự án nhà ở thông qua con đường thâu tóm, đều nằm ở khu Đông thành phố năng động nhất Việt Nam.
19 năm trước, Frasers Property gia nhập thị trường Việt Nam với việc phát triển tòa nhà văn phòng/thương mại Mê Linh Point Tower 22 tầng ở quận 1 (TP.HCM). Tại đây, công ty này nắm giữ 75% lợi ích vận hành, 25% còn lại thuộc về Sabeco. Bên cạnh đó, Frasers Property còn quản lý căn hộ dich vụ Capri by Frasers và Fraser Suites Hanoi tại quận 7 (TP.HCM).
Gần đây, cùng với nhiều tập đoàn bất động sản lớn khác của Singapore như Kepple Land, Mapple Tree…, Frasers Property đang đẩy mạnh mua lại và sáp nhập (M&A) các dự án tại Việt Nam.
Đặc biệt, hầu hết những đối tác mà tỷ phú Thái nhắm đến đều là những doanh nghiệp “khét tiếng” trên thị trường Việt Nam. Đơn cử, ở lĩnh vực bất động sản, Công ty Bất động sản Trần Thái thuộc nhóm “ông lớn” địa ốc phía Nam, sở hữu khoảng 10 dự án nghỉ dưỡng tại Phú Quốc.
Sôi động M&A
Hiện nay, các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm đến lĩnh vực bất động sản ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước thu hút được 20,33 tỷ USD vốn FDI, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản thu hút 5,54 tỷ USD vốn FDI, chiếm 27,2% tổng lượng FDI đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút lượng vốn FDI lớn nhất của cả nước.
Giới chuyên gia đánh giá, nguồn vốn FDI tăng thể hiện sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam. Dự báo trong thời gian tới, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục đón nguồn cung dồi dào hơn, thông qua các thương vụ hợp tác, liên kết.
Theo thống kê, các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản đa phần là mua lại đất hoặc mua lại các dự án mới được cấp phép để phát triển, chiếm tới 80 - 90% tổng lượng giao dịch trên thị trường.
Năm 2017, đã có nhiều thương vụ M&A thành công trên thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM. Một số thương vụ nổi bật là Warburg Pincus (Mỹ) hợp tác với VinaCapital liên doanh đầu tư khách sạn trị giá 300 triệu USD; Mapletree (Singapore) mua lại Kumho Asiana Plaza Saigon; Hong Kong Land, Lotte E&C… với các thương vụ trị giá từ 20 triệu USD trở lên.
Khi Việt Nam thu hút nhiều tập đoàn toàn cầu cùng các chuyên gia nước ngoài đến làm việc và sinh sống, sẽ tạo đòn bẩy cho thị trường bất động sản phát triển và những thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản tăng cao. Theo đó, thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ngày càng thêm nhiều nhà đầu tư góp mặt vào danh sách những tỷ phú bất động sản châu Á.
Các bản tin khác
- Daewon rút lui, đô thị lấn biển Đà Nẵng về tay đại gia Việt
- Hồn cốt Việt trong khu nghỉ dưỡng sang trọng nhất Châu Á năm 2016
- “Mốt” lưu trú và giải trí thời thượng
- Xuất khẩu bất động sản: Bất động sản nghỉ dưỡng Sun Group chưa bao giờ hết nóng
- Nhất Nam Land bán thành công 200 lô đất biển Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: Chưa bắt đúng "sóng" để bán nhà cho Tây
- Giao đất để thực hiện hoàn vốn dự án BT Khu tái định cư Hòa Liên 5
- Mở bán căn hộ và biệt thự biển Phú Quốc với ưu đãi hấp dẫn
- Đà Nẵng đạt giải thưởng "Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á"
- Nhà đầu tư Nhật chọn lối đi tắt vào bất động sản
- Cần chấn chỉnh thị trường bất động sản giúp doanh nghiệp, người dân
- Biệt thự 30 tỷ: Không cần quảng cáo, chưa bán đã cháy hàng
- Ngân hàng dư tiền, hạ lãi suất, đến thời địa ốc thăng hoa?
- Bất động sản du lịch, giải trí nhìn từ dự án Cocobay Đà Nẵng
- Đặt tượng danh nhân theo tên đường
- Cam kết lợi nhuận 12%, Cocobay Đà Nẵng gây xôn xao thị trường
- Bất động sản nghỉ dưỡng vào cuộc đua “bình dân”
- Sức hút từ tổ hợp du lịch, giải trí
- Quy trình bàn giao căn hộ khách hàng nào cũng nên biết (P1)
- Mua nhà, mua thêm cảm xúc!