Mặc dù đang trải qua giai đoạn chững lại, tuy nhiên theo đánh giá của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư, thị trường bất động sản Đà Nẵng vẫn còn những dự địa để tiếp tục hồi phục và tăng trưởng mới.
Theo thống kê, hiện nay Đà Nẵng có khoảng 50 dự án bất động sản đã và đang triển khai. Tổng số căn hộ, nhà ở liền kề, biệt thự khoảng hơn 50.000 căn. Đà Nẵng cũng là nơi có sự hiện diện của nhiều nhà đầu tư lớn như Vinacapital, Alphanam Luxury, FPT, Empire, Sun Group, Trung Nam, Hòa Bình, An Thịnh, Biển Đông Phương…Tính quý I/2018, Đà Nẵng có khoảng 800 căn biệt thự nghỉ dưỡng và gần 7.700 căn hộ khách sạn (condotel). Dự kiến, đến hết năm 2018, Đà Nẵng sẽ có 11 dự án mới với 8.320 căn được chào bán ra thị trường.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, thời gian qua do tình hình biến động chung của thị trường bất động sản cùng với những quan ngại về tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô, các chính sách tài chính- tiền tệ, tốc độ phát triển của các dự án bất động sản ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua đang có dấu hiệu chậm lại. Tuy vậy, bức tranh thị trường bất động sản tại Đà Nẵng vẫn có những khởi sắc khi tốc độ tăng trưởng của thị trường vẫn giữ được sự ổn định, đồng thời các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố vẫn được triển khai theo đúng tiến độ.
“ Năm 2018, thị trường địa ốc Đà Nẵng sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ nhờ lợi thế cơ sở hạ tầng đột phá, nhiều tuyến đường kết nối thuận tiện với khu trung tâm, những dự án “đắp chiếu” nhiều năm cũng sẽ được các nhà đầu tư khởi động lại. Các dự án chung cư hướng đến đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình khá sẽ được các chủ đầu tư ưu ái. Giá sản phẩm phân khúc trung và cao cấp cũng sẽ không biến động nhiều, khả năng tăng giá là rất thấp”, ông Nguyễn Văn Nam nhận định.
Theo ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 đã trở thành bước đột phá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Đây cũng là cơ hội để Đà Nẵng khai thác tối đa thế mạnh về du lịch và bất động sản trong năm 2018. Ông Tâm đưa ra dự đoán:“ Cùng với sự nở rộ của các loại hình bất động sản mới như Shophouse, Condotel, Officetel (Văn phòng- nhà ở) thì đất nền vẫn sẽ tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng và sẽ tăng trưởng trong năm 2018 tại thị trường BĐS Đà Nẵng”.
Đánh giá chung của các chuyên gia cho rằng mặc dù thị trường đang rơi vào giai đoạn trầm lắng sau quá trình phát triển bùng nổ dữ dội vào cuối 2017, tuy nhiên bất động sản Đà Nẵng vẫn có những dư địa và nền tảng cho sự phát triển mang tính ổn định và bền vững trong thời gian tới.
Trước hết đó là sự phát triển ổn định về kinh tế- xã hội của thành phố Đà Nẵng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch –lĩnh vực có sự tương hỗ rất lớn với thị trường bất động sản. Và một yếu tố khá quan trọng đó là dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Đà Nẵng hiện nay vẫn rất lớn, trong khi đó các chính sách, giải pháp để chấn chỉnh quản lý thị trường bất động sản ngày càng được hoàn thiện hơn.
Tính từ đầu năm đến nay, Đà Nẵng đã cấp chủ trương đầu tư cho 6 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 5.893 tỷ đồng. Cấp mới 61 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)với tổng vốn đầu tư đăng ký là 76,09 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Theo ông Nguyễn Đức Tâm, Phó Tổng thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, hiện nay Chính phủ đã có những công cụ để quản lý và giám sát thị trường bất động sản, ngoài ra lượng tồn kho bất động sản trên thị trường hiện cũng đang trên đà giảm dần.
Và một trong những giải pháp được nhắc đến khá nhiều trong việc bình ổn lại thị trường bất động sản Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung đó chính là việc các ngân hàng siết chặt lãi suất tín dụng bất động sản.
Ông Nguyễn Hiền Ninh, Tổng giám đốc Công ty CP Đất Xanh Nam Miền Trung cho rằng điều này là cần thiết để ổn định lại thị trường, tránh nguy cơ bong bóng bất động sản, giúp thanh lọc lại thị trường, đào thải những dự án kém khả thi và tạo điều kiện để những dự án tốt phát triển.
“Thực tế, việc siết tín dụng vào bất động sản không ảnh hưởng quá nhiều đến các dự án đang triển khai nếu các dự án này có phương án tài chính khả thi và tiến độ triển khai như cam kết cũng như không tá động nhiều đến các doanh nghiệp có phương án tài chính tốt với định hướng phát triển bền vững”, ông Ninh đánh giá.
Ông Nguyễn Văn Nam, Phó giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, để thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội, TP Đà Nẵng cũng đã ban hành các chính sách, giải pháp cụ thể.
“Thành phố đã ban hành công văn 3073/UBND-SXD để chấn chỉnh các hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản trên địa bàn. Cùng với đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan thúc đẩy và quản lý thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, lành mạnh. Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển đô thị đảm bảo thị trường bất động sản phát triển theo quy hoạch, tránh nguy cơ tự phát. Tái cơ cấu thị trường bất động sản, phát triển đa dạng các loại hàng hóa bất động sản, nhất là nhà ở cho phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, khắc phục tình trạng lệch pha cung – cầu hàng hóa trên thị trường”, ông Ngyễn Văn Nam cho biết.
Các bản tin khác
- Quỹ BĐS ngoại mới thành lập đang “nhòm ngó” thị trường Việt Nam
- Ngân hàng hạ lãi suất, tiền sẽ chảy về BĐS?
- Chính phủ: Sẽ không thu hồi đất đai để chia lại
- ĐÀ NẴNG: "SẮC MÀU THÁNG BA"
- Sẽ công khai số xêri phôi giấy chủ quyền nhà đất bị mất
- Hàng trăm phôi sổ đỏ biến mất
- QUY ĐỊNH XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ NHÀ, ĐẤT
- Loạn "sổ đỏ" giả: Bỏ tiền tỷ mua đất "ảo"
- Bất động sản sẽ khởi sắc vào cuối năm
- Nỗ lực "phá băng" bất động sản
- Tăng lệ phí trước bạ ô-tô
- Đà Nẵng: Kêu gọi đầu tư 4 dự án thương mại
- Không giải quyết hồ sơ tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất thuộc dự án Khu đô thị mới Hòa Vang
- Thị trường BĐS và bài toán cơ cấu
- HÙNG “CÒ” VÀ NHỮNG TRÒ MA THUẬT
- Bắt nữ giám đốc lừa đảo hàng trăm tỷ đồng
- ĐƯA ĐÀ NẴNG TRỞ THÀNH ĐỊA PHƯƠNG ĐỨNG ĐẦU VỀ CHẤT LƯỢNG CCHC VÀ DỊCH VỤ CÔNG
- Hai xu hướng cho doanh nghiệp BĐS thời khó khăn
- Tạm trú tại Việt Nam trên 90 ngày phải có bảo lãnh
- Thị trường BĐS năm 2012: Khó khăn và cơ hội