Việt Nam hiện chỉ có khoảng 150 công trình bất động sản xanh đã được chứng nhận cũng như đang trong quá trình thiết kế.
Trên toàn thế giới, các công trình xây dựng chiếm tới một phần ba tổng năng lượng sử dụng, thải ra gần một phần tư tổng lượng khí thải CO2 và tiêu thụ tới 12% lượng nước sạch. Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, các công trình xanh ngày càng được phát triển tại nhiều quốc gia.
Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh các nước, Việt Nam chậm hơn rất nhiều về số lượng công trình xanh cũng như trong lĩnh vực đào tạo, nhận thức. Số lượng công trình đạt chứng chỉ LEED của Việt Nam năm 2017 chỉ chưa đến 3%.
Theo ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, tại Việt Nam số lượng công trình xanh khá hạn chế, hiện chỉ có khoảng 150 công trình đã được chứng nhận cũng như đang trong quá trình thiết kế, thi công. Trong khi đó, quá trình phát triển hạ tầng du lịch ở các thành phố như Đà Lạt, Sapa… là minh chứng rõ ràng với nhiều khu rừng bị tàn phá, những công trình kiến trúc có giá trị không được bảo tồn đúng mực. Từ những thành phố có chức năng nghỉ dưỡng, tĩnh lặng và lãng mạn theo kiểu châu Âu, Đà Lạt, Sapa đang trở thành thành phố buôn bán xô bồ, bị bê tông hóa trên diện rộng. Yếu tố bản sắc có nguy cơ bị mất dần từ các dự án đầu tư xây dựng của cả tư nhân và Nhà nước.
Khu vực trung tâm TP HCM. Ảnh: QH |
Ông Đỗ Hữu Nhật Quang, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc GreenViet đã chỉ ra 3 lý do chính khiến công trình xanh còn ít là chi phí cao; chưa có nhu cầu thực sự từ khách hàng và chưa có chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.
Về phía chủ đầu tư dự án bất động sản, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc sáng lập DKRA Việt Nam cho biết, một trong ba tiêu chí ưu tiên của khách hàng khi chọn mua bất động sản là cảnh quan môi trường sống gắn liền với công trình như cây xanh, an toàn an ninh, tiện ích, quản lý. Đối với bất động sản nghỉ dưỡng thì yếu tố xanh càng được đặt lên hàng đầu, như xanh về cảnh quan, xanh về thiên nhiên môi trường tự nhiên, xanh về sự quản lý của con người...
Để phát triển được nhiều dự án bất động sản xanh tại Việt Nam, theo ông Đỗ Hữu Nhật Quang, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Ví dụ như không tính phần ban công, diện tích xanh trên cao vào tổng diện tích căn hộ của chủ đầu tư.
Đồng tình với quan điểm này, ông Hoàng Tùng, Phó giám đốc Sở Quy hoạch, Kiến trúc TP HCM, cũng cho rằng, việc chỉ khuyến khích phát triển công trình xanh thì không có kết quả mà cần có chính sách hỗ trợ cụ thể của Chính phủ. Theo ông, một mình doanh nghiệp không thể làm được mà cần sự phối hợp của chính quyền và người dân thì mới thành công. Ông đề xuất, nếu chủ đầu tư cam kết xây công viên, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn thân thiện môi trường thì ngay lập tức được cộng thêm diện tích sàn, hưởng các chính sách ưu đãi. Đây sẽ là bài toán để các nhà đầu tư cân nhắc chọn làm công trình xanh, mang lại lợi ích kép cho chủ đầu tư và cộng đồng.
Nguyên Chương
Theo Vnexpress
Các bản tin khác
- Mua nhà xong, sao lại đóng thêm phí?
- Phát triển nhà ở và bất động sản - kinh nghiệm từ Nhật Bản
- Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) Bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi người mua nhà
- Nhà mua từ gói 30.000 tỷ đồng, có được phép bán?
- Ngày 25-12, khai trương phố chuyên doanh Lê Duẩn
- Phát triển quận Hải Châu thành đô thị kiểu mẫu hiện đại
- Khung giá “đất vàng” Hà Nội chính thức tăng gấp đôi
- Nhiều loại ôtô được giảm thuế từ 2015
- Đề xuất thí điểm bán nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng
- Đà Nẵng sẽ có phố đêm sông Hàn
- Luật nhà ở sửa đổi làm nức lòng giới chuyên gia BĐS
- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2015-2020
- Đà Nẵng là điểm đến mới thu hút nhất thế giới
- Xác định diện tích đất ở trong trường hợp có vườn ao
- Bung hàng đón người nước ngoài mua nhà
- Hơn 500 điểm khuyến mãi phục vụ người dân
- Lo ngại giá đất tăng
- Đà Nẵng: Thị trường bất động sản nội đô sôi động
- Quy định quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố
- M&A giúp thị trường BĐS phát triển ổn định