Báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, trong 7 tháng đầu năm, thị trường bất động sản giảm tốc. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân do tín dụng dành cho bất động sản bị thắt chặt, nhưng phía ngân hàng khẳng định, việc siết tín dụng không ảnh hưởng tới thị trường.
Tránh xảy ra bong bóng bất động sản
Từ năm 2017, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thông báo tới các ngân hàng thương mại thực hiện chính sách siết các khoản vay liên quan tới bất động sản.
. |
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng Tổng hợp NHNN TP.HCM, việc siết tín dụng này được phía NHNN nghiên cứu rất kỹ, rút kinh nghiệm từ những cuộc khủng hoảng thị trường trước đó. “Các năm 2007, 2010, thị trường bất động sản lâm vào khủng hoảng có một phần nguyên nhân từ việc ngân hàng thả nổi trong các khoản vay. Việc cho vay quá dễ, dẫn tới thị trường mất kiểm soát và hậu quả khi thị trường đóng băng, các ngân hàng sẽ mang gánh nặng nợ xấu”, ông Lệnh cho biết.
Chính vì vậy, việc kiểm soát tín dụng bất động sản được cho là cần thiết, khi các chỉ số đều cho thấy có dấu hiệu của việc thị trường nóng sốt. Việt Nam lại có đến trên 70% các khoản vay được thế chấp bằng bất động sản, nếu không kiểm soát sẽ dẫn tới bong bóng thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho rằng, ngân hàng siết cho vay bất động sản giúp nâng cao việc kiểm soát rủi ro với thị trường.
“Việc thắt chặt tín dụng bất động sản còn giúp thúc đẩy tính chuyên nghiệp của các chủ đầu tư. Họ sẽ phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường cũng như phương án đầu tư, thực hiện tái cơ cấu hoạt động... trước khi triển khai dự án để đưa ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường”, ông Châu nói.
Loại bỏ những nhà đầu tư “tay không bắt giặc”
Ở khía cạnh khác, bà Nguyễn Hương, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Đại Phúc Land nhận định, việc siết tín dụng bất động sản có tác động tích cực, khiến các doanh nghiệp phải chủ động tài chính cho mình, thay vì dựa vào tài chính từ phía ngân hàng.
Sau giai đoạn khủng hoảng 2011 - 2013, thị trường bất động sản đã từng bước hồi phục. Tuy nhiên, những hậu quả của đợt khủng hoảng này vẫn tồn đọng. Nhiều dự án vẫn trở thành món nợ xấu khó giải quyết với nhiều ngân hàng. Đây là một bài học lớn mà thị trường đã nhìn thấy rõ.
“Việc thắt chặt tín dụng, theo tôi, có nhiều điều tích cực. Thị trường sẽ bớt nóng, bớt bong bóng hơn, thay vào đó là những dự án thực chất, những nhà đầu tư có tiềm lực, có uy tín. Người dân cũng đỡ phải lo lắng hơn khi bỏ tiền đầu tư bất động sản hay mua nhà. Ngược lại, những chủ đầu tư theo kiểu “tay không bắt giặc” sẽ khó có thể tham gia và trụ vững ở thị trường nếu họ chỉ trông chờ vào vốn vay ngân hàng hoặc lách luật huy động vốn từ người dân”, bà Nguyễn Hương cho biết.
Siết tín dụng bất động sản còn khiến thị trường chứng khoán sôi động hơn, khi nhiều doanh nghiệp bất động sản lên sàn để huy động vốn.
Số liệu từ Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho thấy, từ đầu năm tới nay, nhóm cổ phiếu bất động sản tăng trưởng khá tốt. Cụ thể, trong quý I/2018, giá cổ phiếu VIC của Tập đoàn VinGroup tăng gần 64%, cổ phiếu NVL của Novaland tăng 48,64%, cổ phiếu VPI của Công ty cổ phần Đầu tư Văn Phú tăng 13,3%... Điều này phản ánh kết quả kinh doanh tốt của các doanh nghiệp bất động sản cũng như triển vọng thị trường.
Một số doanh nghiệp mới cũng lên sàn để huy động vốn như Công ty cổ phần Bất động sản NetLand, Văn Phú Invest, Hải Phát… Ngay lần đầu “chào sàn”, nhiều cổ phiếu đã có khối lượng giao dịch lớn như cổ phiếu NRC của NetLand, giá tăng 30% so với giá tham chiếu...
Ông Nguyễn Thế Minh, Phó giám đốc Công ty Chứng khoán SSI cho hay, việc NHNN tiếp tục siết tín dụng bất động sản sẽ khiến thị trường này khó có bong bóng. Vì thế, cơ hội lướt sóng với cổ phiếu đầu cơ sẽ khó khăn, trong khi cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt, có tính dẫn dắt thị trường là một lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư.
Các bản tin khác
- THƯ CẢM ƠN!
- NỮ ANH HÙNG HẾT LÒNG VÌ CỘNG ĐỒNG
- UBND TP Đà Nẵng trao cờ thi đua năm 2022 cho VPCC Bảo Nguyệt
- Bỏ sổ hộ khẩu, người mua bán nhà đất cần nhớ điều này để tránh không chuyển nhượng được “sổ đỏ”
- 3 việc cần làm ngay trước ngày Sổ hộ khẩu bị khai tử
- Những việc cần làm trước khi bỏ sổ hộ khẩu từ 1/1/2023
- Bỏ Sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023: Phương án nào để chứng minh thông tin cư trú?
- 31 trường hợp nhà đất được miễn phí trước bạ từ ngày 1/3/2022
- 5 Quy Định Mới Về Sổ Đỏ, Chuyển Mục Đích Sử Dụng Đất
- Hộ chiếu cấp trước 2022 được dùng đến khi hết hạn
- Khuyến khích cấp mới, cấp đổi Sổ đỏ ghi tên cả vợ và chồng
- Đã có hướng dẫn về trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu từ 01/7/2021
- Cách hợp thức hóa đất mua bằng giấy viết tay
- 3 quy định mới người mua nhà từ ngày 01/7/2021 cần biết
- 6 chính sách mới quan trọng có hiệu lực tháng 7/2021
- Từ 01/7/2021, khách đến chơi qua đêm có cần khai báo xã, phường?
- Rủi ro khi để lộ số CMND, Căn cước công dân
- Chính sách mới có hiệu lực tháng 5
- Bị xóa đăng ký thường trú, cuộc sống bị ảnh hưởng thế nào?
- 5 điều những người đang dùng Chứng minh nhân dân phải biết