Với lượng tồn kho các căn hộ - khách sạn (condotel) trong quý II/2018 tăng vọt, các chủ đầu tư dự án condotel đang “đỏ mắt” ngóng những văn bản pháp lý cho loại sản phẩm này.
Tạm dừng đầu tư vào condotel
Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại một số địa phương ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang) tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong nửa đầu năm 2018, phân khúc condotel chững lại do còn thiếu các quy định pháp lý liên quan đến loại hình bất động sản này.
Thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel đang có lượng tồn kho rất cao |
Ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, giao dịch phân khúc này sụt giảm, đặc biệt là trong quý II, giao dịch condotel rất ít.
Nhiều báo cáo công bố gần đây cũng cho thấy xu hướng chững lại của thị trường. Cụ thể, theo Công ty DKRA Việt Nam, thị trường căn hộ nghỉ dưỡng condotel từ Đà Nẵng đến Phú Quốc trong các tháng 4, 5, 6/2018 có lượng tồn kho rất cao. Toàn thị trường tung ra 2.100 căn, nhưng chỉ tiêu thụ được 850 căn.
Báo cáo tình hình giao dịch bất động sản quý II và 6 tháng đầu năm 2018 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng ghi nhận, thị trường hiện nay không có thêm dự án condotel mới, do tồn kho còn nhiều. Các chủ đầu tư đã dừng triển khai dự án condotel để ngóng chờ động thái từ các cơ quan quản lý nhà nước.
Condotel cần sớm được định danh
Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, cơ hội để thị trường bất động sản du lịch tăng trưởng là rất tiềm năng. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều vấn đề được đặt ra đã gây khó khăn cho thị trường này.
Trong đó, vấn đề nổi cộm hiện nay là tính pháp lý đối với condotel - loại hình mà chúng ta vẫn quen gọi là “đứa con lai” này chưa có văn bản nào điều chỉnh.
Cụ thể, nhiều vướng mắc đối với mô hình condotel như việc áp dụng tính toán chỉ tiêu kiến trúc kỹ thuật công trình có căn hộ condel hiện chưa rõ ràng; về chỉ tiêu dân số hiện mới có chỉ tiêu với khu vực nhà ở, chưa có đối với condotel, nên nếu không có quy định bổ sung thì sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu dân số địa phương.
Về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất thương mại dịch vụ có thời hạn là 50 năm, nhưng hiện vẫn chưa có quy định cụ thể liên quan đến condotel là đất thương mại dịch vụ hay đất ở.
Trở lực lớn với condotel còn là các quy định liên quan đến kinh doanh mua bán chuyển nhượng chưa rõ ràng, với điều kiện bán sản phẩm hình thành trong tương lai, bảo lãnh cho thuê mua và đặc biệt là quy định bán căn hộ cho người nước ngoài...
Về quản lý condotel, loại hình bất động sản này có cơ chế vận hành khác với chung cư. Nếu như chung cư có ban quản lý thì đối với condotel, chủ đầu tư có thể tự vận hành hoặc thuê đơn vị vận hành riêng.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, chính vì tính pháp lý của loại hình này chưa rõ ràng, chưa minh bạch nên đã gây ra sự lo lắng đối với nhà đầu tư, đó là nguyên nhân khiến thị trường này đi xuống.
Nhận định về tình hình thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong khi thị trường chung cư và căn hộ ổn định, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang là điểm sáng. Trong đó, “time share”, mà điển hình là mô hình condotel đã thu hút dòng vốn đầu tư mạnh, giúp tạo ra những khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, đồng bộ tại các thành phố biển nổi tiếng như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc.
“Không có mô hình huy động vốn như condotel thì Việt Nam không thể có các công trình nghỉ dưỡng lớn như thời gian vừa qua. Do đó, cần quy định hướng dẫn cụ thể về condotel”, ông Hà nói.
Gợi ý về chính sách với condotel, ông Paul Mason, Chủ tịch Keller William Việt Nam cho biết, trong khi Việt Nam còn vướng về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với dự án condotel có thời hạn sở hữu là 50 năm hay 70 năm, thì Hồng Kông, Singapore đã giao đất 99 năm cho loại hình này. “Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm trong khu vực để hoạch định chiến lược tốt hơn với condontel”, ông Paul Mason khuyến nghị.
Các bản tin khác
- Đà Nẵng có "Thung lũng Silicon" lớn nhất cả nước: Tổng vốn đầu tư 121 triệu USD, xác định mức doanh thu 3 tỷ USD/năm
- Sự thật sốc giao dịch đất nền Vân Đồn, Đà Nẵng
- Đà Nẵng: Đề nghị hoàn trả 1.200 tỷ đồng để lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Đà Nẵng sắp có lễ hội Ẩm thực quốc tế
- Nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm bất động sản nghỉ dưỡng
- Nhiều cơ hội cho nhà đầu tư Canada tại Đà Nẵng
- Giá đất nền tại Đà Nẵng bớt nóng
- Sở Xây dựng cảnh báo người dân trong giao dịch bất động sản
- Chuyện về những Nữ Doanh nhân
- Lưỡng thổ thành sơn, bất động sản có sóng trong năm Kỷ Hợi 2019
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án ở Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà
- Đầu tư 1.800 tỷ đồng vào dự án Khu đô thị Thủy Tú
- Ba thị trường địa ốc tâm điểm trong 2019
- Người nước ngoài được mua nhà tại 17 dự án ở Đà Nẵng
- Công bố danh sách các dự án nhà ở thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cho phép và không cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở - Đợt 01.
- Đà Nẵng công bố giá đất năm 2019
- Cảnh báo trong mua bán nhà đất, chuyển nhượng chung cư
- Sôi nổi thi công xây dựng đầu năm mới
- Năm 2019, giá đất ở cao nhất 98,8 triệu đồng/m2
- Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng