Hiện nay, một số dự án nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư có tiếp nhận hồ sơ mua căn hộ. Nhiều bạn đọc phản ánh, không tiếp cận mua được nhà ở xã hội An Trung (phường An Hải Tây, quận Sơn Trà). Vậy cách thức tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt đối tượng được phép mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách như thế nào. Vấn đề này, Sở Xây dựng cho biết:
Hiện nay, nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội thực hiện theo Điều 23 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ, cụ thể: Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơ hợp lệ tương ứng với tổng số căn hộ do chủ đầu tư công bố, thì việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm nhau vượt quá tổng số căn hộ được đầu tư, thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thức bốc thăm công khai. Trường hợp người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu, nguyện vọng của mình tại dự án đã đăng ký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác, nếu không muốn lựa chọn căn hộ khác còn lại trong dự án đó.
Chủ đầu tư căn cứ vào bộ tiêu chí (thang điểm) như: tiêu chí khó khăn về nhà ở, tiêu chí về đối tượng và tiêu chí ưu tiên khác để chấm điểm. Tiêu chí chấm điểm do UBND thành phố quy định cụ thể, tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương để hướng dẫn các chủ đầu tư dự án và các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đúng đối tượng theo quy định.
Chủ đầu tư dự án và hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm quy định để thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng. Đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội:
Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở”.
Các trình tự, thủ tục mua bán nhà ở xã hội và hợp đồng mua nhà ở xã hội thực hiện theo Luật Nhà ở năm 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20-10-2015 của Chính phủ. Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi danh sách các đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên về Sở Xây dựng để kiểm tra nhằm loại trừ việc người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.
Trường hợp đối tượng dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo danh sách do chủ đầu tư lập mà đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở theo quy định hoặc đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án khác thì Sở Xây dựng có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết để xóa tên trong danh sách được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Sau 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được danh sách, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến phản hồi thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong dự án của mình đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.
Trường hợp người có nhu cầu nhà ở xã hội đáp ứng đủ điều kiện và đã được chủ đầu tư dự án xem xét, đưa vào danh sách mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội của dự án đó, nhưng người đó không còn có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thì chủ đầu tư dự án gửi trả lại hồ sơ (bao gồm cả giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội) cho người đã nộp hồ sơ”.
Vì vậy, Sở Xây dựng đề nghị các cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội cần phải tham khảo đầy đủ các quy định pháp luật về nhà ở, pháp luật dân sự trước khi thực hiện các giao dịch mua nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở xã hội thu nhập thấp được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
TRIỆU TÙNG
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Lãi suất cho vay hỗ trợ nhà năm 2018 là 5%/năm
- Vốn ngoại tăng tốc, tỷ USD chảy vào địa ốc
- 10 sự kiện kinh tế - xã hội nổi bật năm 2017
- 10 sự kiện thành phố Đà Nẵng năm 2017
- Bất động sản sôi động dịp cuối năm
- Thập kỷ tới sẽ là giai đoạn bùng nổ lớn nhất của thị trường bất động sản
- Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành: Đà Nẵng được đánh giá rất cao
- Tháo gỡ vướng mắc về thời hạn sử dụng đất sản xuất, kinh doanh
- Một số địa điểm vui chơi dịp Tết Dương lịch 2018
- Cú hích từ thị trường bất động sản cửa ngõ Đà Nẵng - Quảng Nam
- Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa: Người dân phải được hưởng lợi từ quy hoạch
- Năm 2017: Hơn 388.000 tỷ đồng đổ vào bất động sản
- Cuối năm, quay cuồng cùng đất nền
- Những điều cần biết về thị trường ô tô Việt Nam từ ngày 1-1-2018
- Tính pháp lý của condotel sắp được "giải cứu"?
- Phát triển Đô thị Đà Nẵng bền vững và có tính cạnh tranh cao
- 10 Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2018
- Chủ đầu tư "ăn gian" diện tích bị phạt đến 300 triệu đồng, phạt 100 triệu đồng nếu "chây ỳ" bàn giao quỹ bảo trì
- Mở bán đợt 1 căn hộ Monarchy B Đà Nẵng – Ngọc sáng sông Hàn
- Top điểm nghỉ đông "hot" nhất Việt Nam