Dù đang là phân khúc có lượng hàng bán ra rất tốt, nhưng nhà phố thương mại (shophouse) sẽ phải đối mặt với sức ép từ thương mại điện tử đang tăng trưởng 30 - 50% mỗi năm
Cuộc đối đầu âm thầm
Báo cáo từ CBRE Việt Nam, DKRA Việt Nam đều cho thấy, phân khúc căn hộ thương mại, trung tâm thương mại đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Shophouse hoặc phần diện tích dành cho hoạt động thương mại góp mặt ở khá nhiều dự án bất động sản; giá bán các sản phẩm này cũng cao hơn giá nhà ở thông thường.
Đơn cử, Dự án Viva Riverside tại quận 6 (TP.HCM) có hơn 400 căn hộ chung cư, thì có tới 78 căn shophouse đang chào bán. Hay Dự án Vạn Phúc City (TP.HCM) có tới hàng ngàn căn shophouse, trong đó đã có hơn 400 căn shophouse được bán ra, trong khi nhà ở có giá khoảng 7 tỷ đồng/căn, thì shophouse có giá lên tới gần 15 tỷ đồng/căn.
Khách hàng quyết định sự sống còn của sản phẩm, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, thì sản phẩm chắc chắn sẽ phải thay đổi. |
Các dự án của Hưng Thịnh Corp, Novaland, HimLam Land, Phú Long… được mở bán từ năm 2015 tới nay tại TP.HCM cũng đều có lượng hàng lớn dành cho shophouse, nhà phố. Các chủ đầu tư đều cho biết, nhà phố thương mại bán chạy hơn sản phẩm nhà ở.
Sức nóng của phân khúc này không chỉ dừng lại ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà đã vươn ra các địa phương khác. Tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An), từ năm 2016 tới nay, nhiều dự án bất động sản đều có nhà phố thương mại. Trong đó, nổi bật là Dự án Phúc An City với hơn 1.000 sản phẩm nhà phố thương mại và đã bán hết trong vài tháng mở bán.
Tuy nhiên, phân khúc shophouse đang gặp lực cản từ sự phát triển của thương mại điện tử. Theo TS. Phạm Hùng Thắng, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Tài chínhMaketing TP.HCM), với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, xu hướng mua - bán trực tuyến đang ngày càng tăng, tạo ra khó khăn nhất định cho các trung tâm thương mại, nhà phố thương mại…
Ông Thắng đánh giá, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thương mại điện tử nhờ vào nền tảng sản xuất, mức độ phổ cập Internet cao. Dự báo, số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ đạt gần 60 triệu người trong 4 năm tới và thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 30 - 50% mỗi năm. Đặc biệt, sự phát triển của điện thoại thông minh, ví điện tử đã đẩy nhanh sự phát triển thương mại điện tử.
Trong khi đó, sự giảm tốc của các trung tâm thương mại hiện nay đã khiến các chuyên gia lo ngại cho sự phát triển của phân khúc này. Tại Trung tâm trương mại Pearl Plaza (đường Điện Biên Phủ, TP.HCM), diện tích cho thuê thương mại vẫn còn trống khá nhiều; Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall (quận 10, TP.HCM) còn cả lầu 5 chưa sử dụng; tại Trung tâm trương mại Lotte (quận Tân Bình, TP.HCM), khu mua sắm, ăn uống của lầu 4 vắng bóng các cửa hàng. Còn tại các khu nhà phố thương mại, đơn cử như Dự án Phúc An City tại Đức Hòa (Long An), hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán cà phê mang đi, đồ ăn sáng…
Thị trường sẽ biến động lớn
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, khoảng 3 năm nữa, phân khúc nhà phố thương mại sẽ khó phát triển như hiện nay và thặng dư lợi nhuận ở phân khúc này cũng sẽ thay đổi.
Ở góc độ kinh tế, ông Hiếu cho rằng, khách hàng quyết định sự sống còn của sản phẩm, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, thì sản phẩm chắc chắn sẽ phải thay đổi.
Hiện nay, tại các dự án bất động sản như biệt thự, nhà phố, chủ đầu tư thường xây dựng nhà phố thương mại tập trung. Nhưng các dự án này thường quản lý an ninh nghiêm ngặt, ra vào khó khăn, lại nằm xa trung tâm, nên việc hút khách hàng tới mua sắm là điều khó khăn cho các chủ kinh doanh, cộng thêm sức ép từ sự phát triển của thương mại điện tử, các chủ đầu tư dự án trong phân khúc này sẽ phải có những thay đổi trong thời gian tới.
Là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Phú Đông cho rằng, tình trạng nhà phố thương mại đang đối mặt với sức ép cạnh tranh từ thương mại điện tử là có thực. “Các chủ đầu tư dự án bất động sản đều nhìn nhận được vấn đề này và thấy cần thay đổi. Hiện các dự án của Phú Đông bắt đầu hạn chế sản phẩm shophouse, thay vào đó là phát triển các tiện ích sống như phòng tập gym, yoga…”, ông Phúc cho biết.
Các bản tin khác
- “Chiến lược đại dương xanh” đã lấn sang thị trường bất động sản
- Tháo gỡ vướng mắc về tách thửa đất, cấp sổ hồng
- CEO Sun Group và những câu chuyện bây giờ mới kể
- "Bom tấn" Golden Bridge khiến du khách quốc tế khao khát check-in Đà Nẵng
- Cách thức xác định đối tượng mua nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư
- Bất động sản: Thời của trải nghiệm khách hàng lên ngôi
- "Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến bất động sản Việt Nam"
- Yên bình bãi Tiên Sa
- Chờ khung pháp lý, "đứa con lai" condotel dần hạ nhiệt
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng tại quận Liên Chiểu
- Đà Nẵng: Đấu thầu dự án khu đô thị 50ha từ việc chuyển đổi KCN Đà Nẵng
- Thị trường bất động sản: "Sẽ không biến động lớn đến 2019"
- Đề xuất phương án thu hồi dự án sân vận động Chi Lăng
- Chuyển đổi Khu công nghiệp Đà Nẵng thành đất ở đô thị: Cần đúng quy định pháp luật và phù hợp điều kiện cụ thể
- 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 33-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA IX) Đà Nẵng - thành phố động lực của sự phát triển
- Đấu thầu xây dựng bãi đỗ xe công cộng nhiều tầng tại 18 vị trí khu vực trung tâm thành phố
- Khai thác thị trường bất động sản công nghiệp
- Cuối năm nay sẽ có văn bản pháp lý cho condotel
- Pháp lý cho condotel chưa rõ ràng
- Chương trình phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030