Dù đang là phân khúc có lượng hàng bán ra rất tốt, nhưng nhà phố thương mại (shophouse) sẽ phải đối mặt với sức ép từ thương mại điện tử đang tăng trưởng 30 - 50% mỗi năm
Cuộc đối đầu âm thầm
Báo cáo từ CBRE Việt Nam, DKRA Việt Nam đều cho thấy, phân khúc căn hộ thương mại, trung tâm thương mại đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Shophouse hoặc phần diện tích dành cho hoạt động thương mại góp mặt ở khá nhiều dự án bất động sản; giá bán các sản phẩm này cũng cao hơn giá nhà ở thông thường.
Đơn cử, Dự án Viva Riverside tại quận 6 (TP.HCM) có hơn 400 căn hộ chung cư, thì có tới 78 căn shophouse đang chào bán. Hay Dự án Vạn Phúc City (TP.HCM) có tới hàng ngàn căn shophouse, trong đó đã có hơn 400 căn shophouse được bán ra, trong khi nhà ở có giá khoảng 7 tỷ đồng/căn, thì shophouse có giá lên tới gần 15 tỷ đồng/căn.
Khách hàng quyết định sự sống còn của sản phẩm, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, thì sản phẩm chắc chắn sẽ phải thay đổi. |
Các dự án của Hưng Thịnh Corp, Novaland, HimLam Land, Phú Long… được mở bán từ năm 2015 tới nay tại TP.HCM cũng đều có lượng hàng lớn dành cho shophouse, nhà phố. Các chủ đầu tư đều cho biết, nhà phố thương mại bán chạy hơn sản phẩm nhà ở.
Sức nóng của phân khúc này không chỉ dừng lại ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM mà đã vươn ra các địa phương khác. Tại huyện Đức Hòa (tỉnh Long An), từ năm 2016 tới nay, nhiều dự án bất động sản đều có nhà phố thương mại. Trong đó, nổi bật là Dự án Phúc An City với hơn 1.000 sản phẩm nhà phố thương mại và đã bán hết trong vài tháng mở bán.
Tuy nhiên, phân khúc shophouse đang gặp lực cản từ sự phát triển của thương mại điện tử. Theo TS. Phạm Hùng Thắng, giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Tài chínhMaketing TP.HCM), với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, xu hướng mua - bán trực tuyến đang ngày càng tăng, tạo ra khó khăn nhất định cho các trung tâm thương mại, nhà phố thương mại…
Ông Thắng đánh giá, Việt Nam có nhiều dư địa để phát triển thương mại điện tử nhờ vào nền tảng sản xuất, mức độ phổ cập Internet cao. Dự báo, số người sử dụng Internet tại Việt Nam sẽ đạt gần 60 triệu người trong 4 năm tới và thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng trưởng 30 - 50% mỗi năm. Đặc biệt, sự phát triển của điện thoại thông minh, ví điện tử đã đẩy nhanh sự phát triển thương mại điện tử.
Trong khi đó, sự giảm tốc của các trung tâm thương mại hiện nay đã khiến các chuyên gia lo ngại cho sự phát triển của phân khúc này. Tại Trung tâm trương mại Pearl Plaza (đường Điện Biên Phủ, TP.HCM), diện tích cho thuê thương mại vẫn còn trống khá nhiều; Trung tâm thương mại Vạn Hạnh Mall (quận 10, TP.HCM) còn cả lầu 5 chưa sử dụng; tại Trung tâm trương mại Lotte (quận Tân Bình, TP.HCM), khu mua sắm, ăn uống của lầu 4 vắng bóng các cửa hàng. Còn tại các khu nhà phố thương mại, đơn cử như Dự án Phúc An City tại Đức Hòa (Long An), hoạt động kinh doanh chủ yếu là bán cà phê mang đi, đồ ăn sáng…
Thị trường sẽ biến động lớn
Ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử, khoảng 3 năm nữa, phân khúc nhà phố thương mại sẽ khó phát triển như hiện nay và thặng dư lợi nhuận ở phân khúc này cũng sẽ thay đổi.
Ở góc độ kinh tế, ông Hiếu cho rằng, khách hàng quyết định sự sống còn của sản phẩm, khi nhu cầu của khách hàng thay đổi, thì sản phẩm chắc chắn sẽ phải thay đổi.
Hiện nay, tại các dự án bất động sản như biệt thự, nhà phố, chủ đầu tư thường xây dựng nhà phố thương mại tập trung. Nhưng các dự án này thường quản lý an ninh nghiêm ngặt, ra vào khó khăn, lại nằm xa trung tâm, nên việc hút khách hàng tới mua sắm là điều khó khăn cho các chủ kinh doanh, cộng thêm sức ép từ sự phát triển của thương mại điện tử, các chủ đầu tư dự án trong phân khúc này sẽ phải có những thay đổi trong thời gian tới.
Là chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Phú Đông cho rằng, tình trạng nhà phố thương mại đang đối mặt với sức ép cạnh tranh từ thương mại điện tử là có thực. “Các chủ đầu tư dự án bất động sản đều nhìn nhận được vấn đề này và thấy cần thay đổi. Hiện các dự án của Phú Đông bắt đầu hạn chế sản phẩm shophouse, thay vào đó là phát triển các tiện ích sống như phòng tập gym, yoga…”, ông Phúc cho biết.
Các bản tin khác
- “Sóng ngầm” Boutique Hotel tại dự án Cocobay Đà Nẵng
- Xây dựng Đà Nẵng xứng tầm trung tâm miền Trung - Tây Nguyên
- Đây là lý do các “ông lớn” BĐS Vingroup, Sungroup, FLC…dồn dập rót nghìn tỷ vào các khu nghỉ dưỡng 5 sao
- Đầu tư 350 tỷ đồng xây dựng Trung tâm hội nghị và triển lãm phục vụ Apec 2017
- Những lợi thế của dự án Cocobay Đà Nẵng
- Phân khúc đất nền bắt đầu ‘tăng nhiệt’
- Giao dịch 100 lô đất sát biển Đà Nẵng sau 10 phút mở bán
- Kinh nghiệm đắt giá cho người trẻ khi mua nhà
- Tháng 4-2017, hoàn thành trung tâm hội nghị phục vụ APEC
- Đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình đã được bố trí kế hoạch vốn 2016
- Bất động sản nghỉ dưỡng: Thừa thắng xông lên
- Boutique Hotel ở CocoBay Đà Nẵng: Bùng nổ xu hướng đầu tư mới
- Tuyển phương án thiết kế công trình giao thông vượt sông Hàn
- 11 đề xuất giải pháp xây cầu qua sông Hàn
- Cocobay Đà Nẵng – tâm điểm đầu tư 2016
- InterContinental Đà Nẵng - khu nghỉ dưỡng khách sạn tốt nhất Châu Á - Thái Bình Dương
- Phát triển Cẩm Lệ thành đô thị vệ tinh của TP Đà Nẵng
- Những loại hợp đồng giao dịch bất động sản phổ biến bắt buộc phải công chứng
- Coco Garden Bay Hotel& Joy hút nhà đầu tư
- Đà Nẵng: Giải tỏa 9 khu tập thể xuống cấp nghiêm trọng