Theo nghiên cứu từ CBRE Việt Nam, số doanh nghiệp địa ốc áp dụng các giải pháp thông minh trong quản lý căn hộ, dự án bất động sản dần tăng lên và đang trở thành một xu hướng không thể cưỡng lại.
Đưa công nghệ vào dự án
Chỉ cần đặt lệnh trên ứng dụng smarthome, vào mỗi buổi sáng, rèm cửa tự động mở, hệ thống chiếu sáng, bình nóng lạnh tự động bật, điều hòa tăng nhiệt độ. Đây là giải pháp vừa được chủ đầu tư Hung Thinh Corp đưa vào áp dụng ở Dự án Q7 Saigon Riverside Complex tại quận 7, TP.HCM. Đây cũng là lần đầu tiên chủ đầu tư này đưa công nghệ vào dự án bất động sản của mình.
Căn hộ thông minh được khách hàng đặt lên hàng đầu khi chọn mua nhà. |
Ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Hung Thinh Corp cho biết, việc đưa công nghệ vào các dự án bất động sản đã được Công ty tính toán từ lâu. Trong đó, Công ty đã hợp tác với một đơn vị chuyên về công nghệ viết phần mềm BKAV Smarthome và hệ thống Internet G-Smart.
Phú Đông Group cũng vừa cho ra mắt công nghệ smarthome tại Dự án Phú Đông Premier (huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Theo ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty, để có phần mềm công nghệ áp dụng vào Dự án, Phú Đông Group đã đặt riêng sản phẩm do Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang phát triển.
“Các căn hộ chỉ cần lắp đặt thiết bị quản lý kết nối với điện thoại thông minh. Những cảnh báo mất an toàn như chưa tắt đèn điện, chưa tắt bàn ủi và ti vi, có khí gas trong phòng… đều được gửi trực tiếp vào điện thoại của chủ nhân căn hộ. Từ đây, chủ căn hộ báo với ban quản lý tòa nhà để xử lý hoặc tự ngắt thiết bị bằng điện thoại mà không cần về nhà”, ông Phúc nói.
Mới đây, Tập đoàn Đại Phúc thông báo mời gọi doanh nghiệp công nghệ tham gia gói thầu về thiết bị thông minh và quản lý Khu đô thị Vạn Phúc City bằng công nghệ. Đại diện chủ đầu tư này cho biết, đây là xu thế của các dự án bất động sản hiện nay, giúp nâng cao chất lượng sống của người dân. Theo đó, hệ thống camera an ninh có khả năng theo dõi/nhận diện từng khuôn mặt 24/7 với độ chính xác cực cao…
Thị trường tiềm năng
Theo TS. Vũ Đình Tuấn, Giảng viên Khoa Kỹ thuật phầm mềm, Đại học Công nghệ - Thông tin (thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM), theo định nghĩa thông thường, một căn hộ thông minh phải được trang bị nội thất được điều khiển tự động bằng công nghệ cao qua máy tính, điện thoại. Những thiết bị tự động được tích hợp cùng các thiết bị nội thất giúp chúng liên kết với nhau và hoạt động chủ động theo một lịch trình định sẵn, chủ nhân có thể cài đặt để chúng hoạt động ngay cả khi không có mặt tại nhà, hay đang say giấc ngủ.
Tuy nhiên, không đơn thuần chỉ dựa vào những thiết bị công nghệ cao, mà một căn hộ thông minh còn phải phụ thuộc vào sự tính toán ngay từ đầu của chủ đầu tư về thiết kế không gian, nội thất, hệ thống tiện ích chung, quản lý vận hành thông minh… Chỉ khi đảm bảo hài hòa những yếu tố trên thì mới có thể gọi là một căn hộ thông minh hoàn chỉnh.
“Hệ thống điện âm tường, hệ thống đường ống dẫn gas… đều được lắp đặt thiết bị cảm ứng công nghệ phòng khi bị lỗi. Chính vì vậy, các giải pháp thông minh phải được triển khai ngay khi dự án bắt đầu xây dựng, chứ không thể áp dụng ở các dự án đã đưa dân vào ở”, ông Tuấn nói.
Song thực tế cho thấy, việc áp dụng công nghệ mới vào phát triển dự án, chăm sóc cư dân đang ở giai đoạn đầu. Các chi phí cho việc áp dụng giải pháp công nghệ số vẫn còn cao. Mức phổ quát của công nghệ hiện đại, hạ tầng mạng và mua bán trang thiết bị công nghệ thông minh còn hạn chế.
Cuộc chạy đua vào thị trường đầy tiềm năng nói trên ở Việt Nam đã có sự tham gia của những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này. Có thể kể đến một số tên tuổi như Siemens (Đức), Schneider (Pháp), Smart 4g và TIS Smart Home đến từ Mỹ. Về phần các công ty trong nước, có một số công ty tiêu biểu như Bkav Smarthome, Lumi và Acis.
Xét về quy mô, thị trường nhà thông minh còn tương đối nhỏ. Tuy nhiên, với việc giá các thiết bị thông minh ngày càng giảm và tính tiện dụng ngày càng cao, thì tiềm năng phát triển của thị trường này rất lớn. Một số dự báo cho rằng, quy mô thị trường sẽ tăng 20 - 30%/năm trong 10 năm tới.
Còn ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Tập đoàn Sunshine, một đơn vị chuyên phát triển những thiết bị thông minh trong căn hộ cho rằng, việc đầu tư các giải pháp công nghệ không chỉ tạo điều kiện tiết giảm chi phí trong dài hạn, tối ưu trải nghiệm người dùng, mà còn tăng tính minh bạch của thị trường.
“Với việc thị trường bất động sản Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, giá trị dự án và căn hộ đang được chủ đầu tư đặt lên hàng đầu, thì việc áp dụng công nghệ là xu hướng tất yếu và bất động sản cũng là thị trường tiềm năng cho hầu hết các doanh nghiệp phát triển công nghệ nhắm tới. Xu hướng hiện nay vẫn là các chủ đầu tư chủ động đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ các thiết bị thông minh riêng cho dự án của mình”, ông Tuấn nói.
Các bản tin khác
- Thêm 14 đoạn, tuyến đường cấm đỗ xe theo ngày chẵn, ngày lẻ
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- "Nóng" hội thảo phản biện dự án ven sông Hàn
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai ven sông Hàn
- Ngày 2-9: Khởi công dự án cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
- Người mua lại căn hộ tại chung cư An Trung 2 có thể bị mất trắng?
- Vụ án Công ty Quảng Đà lừa bán “đất ma”: “Đệ tử ruột” của siêu lừa Nguyễn Thị Bích Thuận sa lưới
- Cò tháo lui, giá đất Đà Nẵng hạ nhiệt
- Thủ tướng: Nghiên cứu cấp “sổ đỏ” cho loại hình bất động sản mới
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Chuyển hướng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp
- Đề nghị hồ thủy điện báo cáo kế hoạch tích nước định kỳ 10 ngày liên tục
- Thông tuyến sông Cổ Cò kết nối Đà Nẵng- Hội An trước tháng 9-2020
- Từ 13-5 đến 17-7, tạm dừng hoạt động Cảng Sông Hàn
- Xử lý việc tung tin đồn gây sốt đất ảo
- Chi phí không chính thức đang đè nặng lên doanh nghiệp
- Cần siết chặt quản lý sàn giao dịch bất động sản
- Đề xuất giải pháp thanh toán nợ tiền chuyển quyền sử dụng đất
- Quy định mới về lệ phí trước bạ nhà đất, ô-tô
- Dự thảo hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng từ 1-7-2019