Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ vừa ký Văn bản số 7183/UBND-SKHĐT ngày 17-9 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị đồng ý chủ trương bố trí vốn đầu tư thực hiện dự án xây dựng cảng Liên Chiểu (giai đoạn 1).
Dự kiến sau năm 2020, lượng hàng vượt quá năng lực của cảng Tiên Sa, do đó đầu tư cảng Liên Chiểu là rất cần thiết. |
Văn bản của UBND thành phố Đà Nẵng nêu: thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã triển khai lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án và trình Bộ Giao thông vận tải và bộ đã có Báo cáo thẩm định số 4596/BGTVT-KHĐT ngày 4-5-2018 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đến nay, thành phố đã hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo các ý kiến thẩm định của các bộ, ngành; đồng thời có Tờ trình số 6642/TTr-UBND ngày 27-8-2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn và hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải theo quy định
Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng hóa của cảng Đà Nẵng hiện đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030.
Lượng hàng này sẽ vượt quá năng lực của cảng Tiên Sa (quận Sơn Trà) sau năm 2020, đồng thời vượt quá khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội đô thành phố, gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, tác động môi trường, gây tiêu cực đến định hướng phát triển du lịch của thành phố.
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa qua đường Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn tăng cao, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do xe tải, xe container gây ra làm chết người, ảnh hưởng đến môi trường du lịch thành phố và gây bức xúc trong nhân dân.Do đó, việc sớm đầu tư cảng Liên Chiểu là rất cần thiết và cấp bách.
Để sớm triển khai thực hiện dự án và đưa vào khai thác, sử dụng năm 2022, UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý chủ trương bố trí nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án từ nguồn 10% dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của cả nước theo Nghị quyết 26/2016/QH14 của Quốc hội.
UBND thành phố Đà Nẵng cũng đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án và thống nhất giao UBND thành phố Đà Nẵng là cơ quan chủ quản dự án.
Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- "Khẩu vị mới" của nhà đầu tư tại bất động sản Đà Nẵng
- Tổng cục quản lý đất đai siết chặt việc quản lý phôi giấy chứng nhận QSDĐ
- Chuẩn hóa môi giới bất động sản: Nhiệm vụ cấp bách
- Những cuộc “tháo chạy” của giới đầu cơ đất nền năm 2018
- Còn nhiều yếu tố nâng đỡ, chưa thể xảy ra "bong bóng" bất động sản
- Thúc đẩy tiến độ các dự án "treo", thương thảo lấy lại SVĐ Chi Lăng
- Thị trường bất động sản có rơi vào chu kỳ khủng hoảng?
- Tỷ phú ngoại tranh phần bất động sản
- Thương thảo lấy lại sân vận động Chi Lăng
- Điều thú vị chỉ có tại chương trình ưu đãi "Đêm Bà Nà"
- Dòng đầu tư đổ dồn về Gami Eco Charm "dồn dập" ngay sau ngày ra mắt
- Điểm đến Sơn Trà Hoang sơ Bãi Rạng
- Đà Nẵng: Phúc Hoàng Ngọc công bố và bàn giao dự án Green Home
- Đà Nẵng: Mỗi năm tăng 86 cơ sở lưu trú/6.000 phòng
- Kinh nghiệm quý khi mua chung cư giá rẻ để không ‘tiền mất tật mang’
- Bất động sản nghỉ dưỡng: "Vẫn là kênh đầu tư hiệu quả"
- Biệt thự biển cho thuê mang về thu nhập bền vững cho nhà đầu tư
- Hàn Quốc hỗ trợ Đà Nẵng nghiên cứu đường sắt đô thị
- Vệt đô thị mới ven sông Hàn có tòa tháp cao 29 tầng
- Chọn 4 địa điểm xây quảng trường kết hợp công viên biển dọc đường Nguyễn Tất Thành