Sáng 24-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng về việc dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc.
Đồng thời, trong thời gian gần đây, lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa qua đường Yết Kiêu - Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn tăng cao, xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng làm chết người do xe tải, xe container gây ra, ảnh hưởng đến môi trường du lịch thành phố cũng như gây bức xức dư luận và nhân dân.Theo báo cáo của thành phố Đà Nẵng tại buổi làm việc, tốc độ tăng trưởng tổng lượng hàng của cảng Đà Nẵng đạt 16,2%/năm (22,6%/năm với hàng container) và dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 triệu tấn vào năm 2020 và khoảng 30 triệu tấn vào năm 2030. Lượng hàng này sẽ vượt qua năng lực của khu bến Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) sau năm 2020 và đặc biệt là vượt qua khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông kết nối cảng đi qua nội đô thành phố Đà Nẵng, gây ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, môi trường và tác động tiêu cực đến định hướng phát triển du lịch của thành phố.
Theo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu là dự án quan trọng về phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của thành phố. Đến nay, thành phố đã hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo các ý kiến thẩm định. Đồng thời, thành phố có Tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải theo quy định.
Kết luận tại cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét, thời gian qua, lưu lượng vận chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa tăng cao, gây ùn tắc giao thông trong thành phố, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như định hướng phát triển du lịch của Đà Nẵng. Bên cạnh đó, cảng Tiên Sa có sóng giao thoa lớn, đặc biệt là mực nước thấp nên tàu lớn không vào được. Những hạn chế này dẫn đến không phát huy được vai trò động lực của cảng Tiên Sa đối với thành phố và khu vực.
Xây dựng cảng Liên Chiểu sẽ tạo điều kiện đưa cảng Tiên Sa (ảnh) trở thành cảng thuần túy về du lịch.
Thủ tướng đánh giá, việc triển khai dự án cảng Liên Chiểu là kịp thời, phù hợp; đồng thời đề nghị các cấp, ngành phải quan tâm, hỗ trợ Đà Nẵng triển khai dự án quan trọng này. Thủ tướng yêu cầu các bộ liên quan và thành phố Đà Nẵng có văn bản báo cáo, làm rõ, thống nhất về vấn đề chủ đầu tư dự án và một số thủ tục liên quan khi đến quy mô dự án khoảng hơn 32.000 tỷ đồng nhưng hợp phần mà vốn Nhà nước đầu tư (đê chắn sóng, nạo vét, không phát sinh lợi nhuận) vào khoảng 3.000 tỷ đồng.Thủ tướng hoan nghênh thành phố Đà Nẵng, Bộ Giao thông Vận tải đã có chủ trương xã hội hóa trong triển khai dự án cảng Liên Chiểu từ bến cảng, bến bãi, các hạng mục về bốc dỡ, dịch vụ... Hiện đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư tại đây.
Để nhanh chóng thực hiện dự án, tại cuộc họp, Thủ tướng giao thành phố Đà Nẵng làm việc trực tiếp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề xuất những hỗ trợ ban đầu, qua đó, nhanh chóng đưa dự án vào tiến trình đầu tư, xây dựng tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Thủ tướng nhấn mạnh, Liên Chiểu là cảng mới, ở vị trí quan trọng trong phát triển của thành phố Đà Nẵng, nên quy hoạch dự án phải làm bài bản, chặt chẽ, cập nhập những thông tin mới nhất để xây dựng cảng hiện đại, phù hợp với xu thế của thế giới.
“Xây dựng cảng không chỉ là phục vụ hàng container, mà còn đáp ứng các hình thức dịch vụ khác, theo kịp yêu cầu, xu hướng mới của thế giới. Triển khai dự án phải tập trung, kịp thời, không theo tư duy cũ, lạc hậu như việc chia các bến cảng quá nhỏ, khiến tàu lớn không thể cập cảng, do mỗi cảng có các chủ đầu tư khác nhau” - Thủ tướng nói.
Thủ tướng hoan nghênh tinh thần của thành phố Đà Nẵng; đồng thời lưu ý thành phố phải có quyết tâm mạnh mẽ hơn. Thủ tướng gợi ý thành phố có thể thành lập ban chỉ đạo hoặc tổ công tác đặc biệt để trực tiếp triển khai dự án.
P.V
Cần sớm điều chỉnh Quy hoạch phát triển Khu bến cảng Lạch Huyện Việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển Khu bến cảng Lạch Huyện cần sớm được thực hiện để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của khu vực và của cả nước. Đây là nội dung tại Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc đầu tư các dự án tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Thông báo nêu rõ, để phục vụ cho việc đầu tư và kêu gọi đầu tư phát triển Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (Khu bến cảng Lạch Huyện) và khu dịch vụ hậu cần sau cảng - dịch vụ logistics, điều chỉnh Quy hoạch Khu bến cảng Lạch Huyện phải đảm bảo các yêu cầu: Tạo sức thu hút đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển các bến cảng và khu dịch vụ logistics; đảm bảo và nâng cao tính cạnh tranh quốc gia trong việc thu hút lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, hàng hóa trung chuyển thông qua cảng. P.V |
Các bản tin khác
- Người thuê nhà cần biết 5 thay đổi lớn từ 01/7/2021
- Cách tính tiền Bảo hiểm xã hội một lần năm 2021
- Nhiều quy định về nâng lương cán bộ, công chức sắp thay đổi?
- Đà Nẵng điều chỉnh giảm 10% giá đất so với hiện nay
- Từ 01/7/2021, đăng ký thường trú, tạm trú có thể bị thu hồi Sổ hộ khẩu
- Vì sao Chứng minh nhân dân không nên ép dẻo?
- Thủ tục sang tên xe máy mới nhất: Kinh nghiệm thực hiện từ A đến Z
- Cách ghi số và ký hiệu văn bản đúng chuẩn Nghị định 30
- Hướng dẫn mới nhất về cấp Giấy xác nhận số CMND từ 18/11/2019
- Từ 22/5, chính thức cấp bản sao điện tử cho người dân
- Trường hợp nào gây thiệt hại mà không phải bồi thường?
- Một năm, người lao động được nghỉ việc riêng mấy lần?
- Đất không có Sổ đỏ có được chia thừa kế không?
- Hôm nay (15/5), nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực
- Từ 20/4/2020: Giấy ủy quyền chỉ được chứng thực trong 4 trường hợp
- 6 giao dịch về nhà ở không cần đến Sổ đỏ
- Các Văn phòng Công chứng tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về phòng chống dịch Covid 19
- Đà Nẵng: Mức giá đất ở cao nhất là 98,8 triệu đồng/m2
- Có Sổ đỏ trong tay, người dân được hưởng lợi thế nào?
- Thủ tục cấp Sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy viết tay