Được kỳ vọng là con đường đẹp của thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên, hiện nay đường Thăng Long tồn tại hàng loạt bất cập khiến cho tuyến đường này trở nên xấu xí, nhếch nhác. Hiện nay, lòng, lề đường của đường Thăng Long bị người dân tận dụng làm nơi kinh doanh gây mất mỹ quan, nhiều đoạn đường bị rác thải, xà bần chất đống trên vỉa hè.
Bên cạnh đó, bất chấp nguy hiểm, nhiều người vẫn thản nhiên đậu xe, bán hàng dưới lòng đường, chân cầu, trên vỉa hè, gây cản trở giao thông. Đặc biệt, cảnh quan ven hai bên đường Thăng Long chưa được quy hoạch, cây cỏ mọc um tùm, trông vô cùng nhếch nhác…
Đoạn đầu của đường Thăng Long (từ chân cầu Tiên Sơn về cầu Hòa Xuân) cảnh quan hai bên bờ đã quy hoạch với đường đi bộ, vườn hoa, vỉa hè sạch sẽ, thông thoáng nhưng nút giao đường lên cầu Hòa Xuân với đường Thăng Long quá đơn giản, rất dễ gây tai nạn giao thông.
Thêm vào đó, việc cây cối mọc um tùm hai bên đường và các vườn cây cảnh dọc trên tuyến cũng che khuất tầm nhìn khiến nhiều tài xế không quan sát hết được các phương tiện qua lại, gây nguy cơ va chạm.
Ông Phạm Nam Sơn, Phó Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ cho biết, những đề xuất của quận về quy hoạch không gian hai bên bờ sông Cẩm Lệ, triển khai dự án khu dự trữ ven sông, thành lập tuyến phố ẩm thực trên tuyến đường này… được lãnh đạo UBND thành phố và các ngành hết sức ủng hộ.
Thế nhưng, trong quá trình mở rộng không gian đô thị, quận phải nghiên cứu để có thể kết nối đồng bộ với các quận Hải Châu, Ngũ Hành Sơn và huyện Hòa Vang.
Đây cũng là một trong những khó khăn chung không riêng quận Cẩm Lệ, trong điều kiện phát triển đô thị nhanh chóng như hiện nay, việc học hỏi kinh nghiệm, áp dụng thành tựu của những thành phố lớn trên thế giới trong quy hoạch kiến trúc cảnh quan ven sông, kết hợp với điều kiện thực tế của địa phương là điều cần thiết.
Thực tế, vẫn còn thiếu và chưa có một thiết kế đô thị mang tính tổng thể tại khu vực nhạy cảm về cảnh quan ven sông trên tuyến đường Thăng Long. Theo kỹ sư Võ Văn Toàn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư tư vấn kỹ thuật xây dựng Kỹ Việt, việc khai thác hiệu quả dòng sông và không gian hai bên bờ sẽ mang lại những nét độc đáo cho đường Thăng Long.
Nhưng để ngắm nhìn đường Thăng Long theo thời gian, không gian khác nhau, thì trước mắt phải khai thác cảnh quan ven bờ phía đông của tuyến đường cũng như hai bên bờ rồi mới tính đến việc khai thác bằng những chuyến tàu du lịch, những bến du thuyền, nhà hàng, khu phố ẩm thực, phố đi bộ, đó là việc làm cần thiết.
KTS Phan Viết Tường (Công ty CP Đầu tư xây dựng Long Giang Tường) cho rằng việc cải tạo cảnh quan đô thị dọc hai bên bờ sông phải dựa trên nguyên tắc xây dựng đô thị sinh thái, gắn liền với định hướng phát triển bền vững thành phố, tạo ra sự gắn bó của dòng sông đối với sự phát triển của đô thị để biến thành thắng cảnh - nơi sinh hoạt cộng đồng và điểm nhấn của đô thị.
Thành phố cũng cần bảo tồn hệ thống cây xanh lâu năm có giá trị cảnh quan cao nơi đây, đồng thời trồng xen kẽ nhiều loại cây có màu sắc hoa và cao độ tán khác nhau, ưu tiên các loại cây đặc trưng địa phương và các cây xanh xung quanh công trình tôn giáo, bảo đảm tính đa dạng sinh học, từng bước xây dựng lại một hệ sinh thái bền vững trên tuyến.
Ngoài ra, cần thiết lập một hệ thống công viên nằm trên những không gian trống, trả lại những không gian xanh và không gian công cộng cho người dân. Công viên cũng cần kết hợp với không gian đi bộ nhiều tầng bậc và tuyến du lịch văn hóa trên các đoạn sông có nhiều di tích nằm hai bên bờ.
THÀNH LÂN
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- Phê duyệt giá khởi điểm 4 khu đất mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà
- “Mua bán sáp nhập bất động sản vẫn rất sôi động”
- 8 điều Việt kiều cần lưu ý khi về nước mua nhà
- Danh sách ngân hàng được bảo lãnh dự án bất động sản
- Nhà ga mới Sân bay quốc tế Đà Nẵng: Khởi công xây dựng trong quý 4-2015
- Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố sẽ khánh thành vào cuối tháng 8
- Đà Nẵng thống nhất một số đồ án kiến trúc quy hoạch mới
- Đà Nẵng sẽ thay thế đèn LED chiếu sáng công cộng
- Giao dịch bất động sản tăng tốc trước tháng Ngâu
- Chuẩn bị tài chính để mua nhà như thế nào?
- HoREA: Để Việt kiều mua nhà cần cấp giấy chứng nhận gốc Việt Nam vĩnh viễn
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông tĩnh thành phố Đà Nẵng, tầm nhìn 2030
- Nhà dưới 1 tỉ đồng nhu cầu nhiều, bán chạy
- Đường Trần Cao Vân: Bình dị mà thân thuộc
- Bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê
- Người Việt rục rịch về nước đầu tư nhà đất
- Hồ sơ nhà, đất trễ: Quy rõ trách nhiệm
- Mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước
- Luật Kinh doanh bất động sản: Làn gió mới và những điểm mờ
- Bất động sản Đà Nẵng có bị làm giá?