Phát huy tiềm năng về tự nhiên cùng cơ sở hạ tầng, hoạt động du lịch phía đông thành phố trải dài từ Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn khá sôi động. Khu bãi biển phía đông chiếm gần 90% du khách và đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, tiềm năng phát triển du lịch khu vực phía tây bắc, bao gồm cả vịnh Đà Nẵng (ven đường Nguyễn Tất Thành) vẫn còn bỏ ngỏ.
Vệt đô thị phía bắc thành phố với vịnh Đà Nẵng thiếu cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch. |
Phát huy tiềm năng về tự nhiên cùng cơ sở hạ tầng, hoạt động du lịch phía đông thành phố trải dài từ Sơn Trà đến Ngũ Hành Sơn khá sôi động. Khu bãi biển phía đông chiếm gần 90% du khách và đang có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, tiềm năng phát triển du lịch khu vực phía tây bắc, bao gồm cả vịnh Đà Nẵng (ven đường Nguyễn Tất Thành) vẫn còn bỏ ngỏ.
Du khách đến Đà Nẵng là hướng về Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn để lưu trú và sử dụng các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, tắm biển. Gia đình anh Trần Đức sinh sống ở địa bàn quận Thanh Khê, nhưng vẫn ra bãi biển Phước Mỹ, khu vực Công viên Biển Đông để tắm biển.
Nhiều gia đình khác sinh sống ở các gần bãi biển Thanh Bình, nhưng vẫn lựa chọn bãi tắm Phước Mỹ để tắm biển. Lý do người dân ở khu vực Thanh Khê, Hải Châu đều lựa chọn các bãi tắm ở phía đông để tắm biển là bãi biển sạch, không khí trong lành và có nhiều dịch vụ hỗ trợ...
Các bãi tắm ở phía đông thành phố cũng là lựa chọn đối với các gia đình ở khu vực quận Cẩm Lệ và huyện Hòa Vang. Lượng khách tắm biển và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, lễ hội… là người dân địa phương và du khách tập trung về khu vực phía đông thành phố làm cho hoạt động du lịch co cụm.
Ngược lại, vệt ven biển phía tây bắc thành phố từ bãi biển Thanh Bình lên tận Nam Ô lại thưa thớt, vắng vẻ dù hiện có 4 bãi tắm hoạt động. Có nhiều nguyên nhân làm cho bãi biển khu vực này kém hấp dẫn người dân địa phương lẫn du khách. Anh Nguyễn Thanh Long (trú phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) chia sẻ: “Chất lượng nước biển ở khu vực không được tốt do ô nhiễm từ sông Phú Lộc.
Dịch vụ bãi tắm chưa được đầu tư”. Anh Long cho biết, gia đình ít khi tắm biển mà chủ yếu đi dạo hóng mát hoặc chạy thể dục trên vài đoạn bãi cát hoặc vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành. Trong khi đó, gia đình chị Hồng Nga (ở phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) cũng sống gần các bãi biển, nhưng có lựa chọn khác vào mùa hè là đi… tắm suối.
Các bãi tắm ven đường Nguyễn Tất Thành chủ yếu thu hút sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Điểm nhấn cho hoạt động du lịch biển ven đường Nguyễn Tất Thành là khu vực biển Xuân Thiều. Tuy nhiên, hoạt động tắm biển ở khu vực này vẫn đơn lẻ, thưa vắng người, thiếu sôi động và có sức hút như các bãi biển phía đông. Mặt khác, cơ sở hạ tầng du lịch cũng chưa được đầu tư, khai thác dẫn đến hoạt động du lịch trầm lắng.
Qua báo cáo của Ban cán sự Đảng UBND thành phố, ngày 31-1-2018, Ban Thường vụ Thành ủy có Thông báo số 331-TB/TU về một số chủ trương quy hoạch, đầu tư phát triển của thành phố Đà Nẵng; trong đó, có việc đầu tư phát triển hạ tầng du lịch để thúc đẩy các hoạt động du lịch ở khu vực ven biển đường Nguyễn Tất Thành.
Việc đầu tư này nhằm tạo ra các không gian công cộng phục vụ cộng đồng, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Cụ thể, tại khu vực các quận Thanh Khê, Liên Chiểu quy hoạch 6 bãi tắm công cộng. Ngoài 4 bãi tắm đã đưa vào khai thác là Thanh Khê, Liên Chiểu, Nam Xuân Thiều và bãi tắm HTX Hòa Hiệp 5 thì quy hoạch mới bãi tắm Bắc Xuân Thiều và Phú Lộc.
Trên trục đường Nguyễn Tất Thành, ở các địa điểm cuối các trục đường chính quy hoạch mới 4 quảng trường, bãi đỗ xe, công viên biển.
Theo đó, chấp thuận để doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nâng cấp khu du lịch Xuân Thiều lên quy mô khu nghỉ mát, tiêu chuẩn 5 sao; điều chỉnh quy hoạch đối với dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô theo hướng điều chỉnh ranh giới dự án tiếp giáp với biển, mở rộng đường dân sinh giáp ranh dự án, tách ghềnh đá Nam Ô ra dự án để làm công viên sinh thái phục vụ công cộng. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước ở thành phố cũng đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Khu đô thị Phương Trang, phát triển các cơ sở lưu trú có chất lượng…
Hoạt động du lịch đường thủy trên sông Cu Đê cũng được thành phố quy hoạch các bến thuyền. Dịch chuyển du khách về phía tây bắc thành phố cũng gắn kết kết với sự đầu tư phát triển du lịch ở các dự án khu đô thị mới như: Golden Hills, khu đô thị Nam Ô - Thủy Tú, khu du lịch Làng Vân.
Một ý tưởng khá mới, nhưng thú vị khi đưa Khu Công nghệ cao vào điểm đến trong phát triển du lịch ở thành phố. Đó là, ngoài tham quan các khu chức năng, nhà xưởng, các hoạt động nghiên cứu ứng dụng thì Khu Công nghệ cao cũng kết nối với không gian cảnh quan thiên nhiên hữu tình như hồ nước Hòa Trung cùng các cánh rừng thông Caribe hoang sơ tạo điểm nhấn hấp dẫn du khách.
Bài và ảnh: Triệu Tùng
Theo Báo Đà Nẵng
Các bản tin khác
- 19/06/2018 10:02 AM Ngày 29/6: Hội thảo “Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro”
- Phía sau chiến lược “khác biệt” của dòng bất động sản “đại chúng” của First Real
- 8.600 tỷ đồng đầu tư dự án đô thị đại học Đà Nẵng
- Đẩy nhanh tiến độ lập đồ án quy hoạch phân khu Khu đô thị ĐH Đà Nẵng
- Lập quy hoạch một số dự án quan trọng
- Hoa Kỳ và Ý vào chung kết Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2018
- Cung hội nghị quốc tế Ariyana Đà Nẵng - khơi nguồn cảm hứng từ đại dương
- 14/06/2018 7:47 AM 5 điểm nhấn của thị trường bất động sản 5 tháng đầu năm 2018
- Chững cung bất động sản, thị trường xuất hiện đầu cơ thổi giá
- Homeland Central Park – Khu đô thị đẳng cấp bên hồ
- Bùng nổ condotel, thách thức lớn đang ở phía trước
- Giải mã bài toán “ăn tiền” của bất động sản công nghiệp
- Đã đến thời lên ngôi của bất động sản miền Trung?
- Đà Nẵng đến năm 2030 sẽ thế nào?
- Vốn ngoại tiếp tục đổ mạnh vào bất động sản
- 3 lựa chọn đầu tư khi đất nền chững lại
- Tám kiến nghị “cởi trói” phân khúc condotel
- Làm thế nào để đầu tư bất động sản đạt lãi cao?
- Đất nền vùng ven: “Sóng” đi cùng với rủi ro
- Tiềm năng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng