Dòng vốn FDI tiếp tục “đổ bộ” vào Việt Nam, số lượng doanh nghiệp tăng cao cùng nhu cầu về nhà xưởng… tạo cơ hội mới cho phân khúc bất động sản công nghiệp.
Dòng vốn ngoại “cập bến”
Số liệu mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường bất động sản Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, tổng nguồn cung trong phân khúc bất động sản công nghiệp tại Hà Nội và TP.HCM trong quý III/2018 không thay đổi so với quý II, nhưng tăng trưởng về giá và hiệu suất sử dụng.
Cụ thể, tại Hà Nội, tổng tồn kho bất động sản công nghiệp tính đến tháng 8/2018 là hơn 1.800 ha. Hiệu suất thị trường tăng nhẹ với tỷ lệ lấp đầy tăng 2,6% so với quý II và tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng tổng diện tích cho thuê được xấp xỉ 50 ha, phần lớn đến từ các khu công nghiệp (KCN).
Đặc biệt, vẫn có một số dự án đang xây dựng, như các KCN: KCN sạch Sóc Sơn (340 ha), Đông Anh (300 ha), Quang Minh 2 (266 ha), Phụng Hiệp (175ha)…
Giá chào thuê bất động sản công nghiệp trung bình tại Hà Nội tăng 2% so với quý I/2018 và tăng 4,1% so với năm 2017, do diện tích trống ở các KCN hiện hữu còn rất ít và mức giá cho thuê ở các dự án mới đưa vào hoạt động khá cao.
Đối với thị trường TP.HCM, tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê tính đến quý II/2018 là 2.480 ha, đến từ 19 KCN đang hoạt động. Hiệu suất thị trường cải thiện nhẹ với tỷ lệ lấp đầy tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70,2%. Giá chào thuê bình quân ở các KCN tăng nhẹ (1%) so với quý II và tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, ở mức 3,072 triệu đồng/m2/kỳ hạn thuê.
Một số dự án đang xây dựng tại TP.HCM như các KCN: Hòa Phú giai đoạn II (72 ha), Tây Bắc Củ Chi giai đoạn II (173 ha), Hiệp Phước giai đoạn 3 (500 ha), Vĩnh Lộc 1 giai đoạn III (200 ha).
Xu hướng mới
Theo ông Alex Crane, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, số lượng doanh nghiệp FDI ở Việt Nam đang ngày càng tăng, đi cùng với nhu cầu về nhà xưởng đặc thù để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về mặt công nghệ và tối đa hóa công năng sử dụng. Bởi vậy, gần đây, xu hướng cho thuê nhà xưởng xây sẵn và theo yêu cầu của khách hàng được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Mô hình nhà xưởng xây sẵn được các chủ đầu tư thiết kế, xây dựng linh hoạt theo yêu cầu của doanh nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn, công năng sử dụng của từng ngành sản xuất. Các doanh nghiệp thuê nhà xưởng xây sẵn sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian xây dựng... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp trong nước cũng có nhu cầu thuê nhà xưởng để hoạt động.
“Thị trường nhà xưởng xây sẵn ở Việt Nam đang rất sôi động, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng, từ diện tích nhỏ đến nhà xưởng lớn với diện tích lên đến 25.000 m2…” ông Alex Crane cho biết.
Trong khi đó, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam đánh giá, phân khúc kho vận (logistics) cũng đang thay đổi tích cực. Đặc biệt, thị trường đã chứng kiến những cái bắt tay giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp ngoại.
“Đơn cử, Warburg Pincus (WP) - “ông lớn” tiên phong trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam - đã hợp tác với Becamex IDC để trở thành nhà phát triển bất động sản KCN và logistics lớn nhất cả nước. Tới đây, WP sẽ đầu tư 200 triệu USD vào Công ty CP Phát triển công nghiệp BW để phát triển dịch vụ logistics và bất động sản KCN hiện đại khắp Việt Nam”, ông Troy Griffiths cho biết.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang có sự thay đổi lớn để đón làn sóng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ.
Báo cáo mới nhất của Jones Lang Lasalle (JLL) cho thấy, tại Việt Nam, hiện có khoảng 80.000 ha đất dành cho các KCN. Đặc biệt, đầu tư bất động sản công nghiệp (đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và bất động sản hậu cần khác) bắt đầu phát triển.
Theo bà Nguyễn Huyền Trang, Giám đốc Thị trường JLL Việt Nam, bất động sản công nghiệp phát triển tập trung tại ba khu vực chính, là ba vùng kinh tế trọng điểm tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam. “Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới”, bà Trang nhận định.
Các bản tin khác
- Bán 100 căn hộ chung cư thu nhập cho cán bộ công chức
- BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP HÀ HÙNG CƯỜNG: TP.HCM là điển hình về xã hội hóa công chứng
- Bong bóng bất động sản còn tiếp tục xì hơi
- Cuối năm, căn hộ sẽ còn giảm giá?
- Một số vấn đề về công tác quản lý Đăng ký và Công chứng theo quy định của pháp luật Tây Ban Nha, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật công chứng năm 2006
- Rắc rối số nhà
- MUA LẠI PHIẾU ĐẤT TÁI ĐỊNH CƯ VẪN ĐƯỢC HỖ TRỢ VAY VỐN
- Nhà băng vào cuộc đua giảm lãi suất
- Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất
- Hơn 714 tỷ đồng đền bù giải tỏa và tái định cư Dự án Phát triển bền vững TP Đà Nẵng
- Bất động sản “đóng băng”: Từ ông chủ trở thành nhân viên... giữ xe
- Chuyển giao sơ đồ quỹ đất để bố trí tái định cư cho các hộ giải toả
- Hưởng lợi từ xã hội hóa dịch vụ công chứng
- Hộ tái định cư vay vốn ngân hàng trả nợ tiền sử dụng đất như thế nào?
- Phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư dự án khu ký túc xá sinh viên tập trung phía tây tại KCN Hòa Khánh
- Đà Nẵng: Doanh nghiệp được hỗ trợ vay vốn để tiếp tục triển khai dự án
- Rắc rối vì không biết người ủy quyền đã chết
- ĐỀ NGHỊ CÁC NGÂN HÀNG NHANH CHÓNG GIẢM LÃI SUẤT
- Thị trường BĐS đang diễn ra quá trình "chọn lọc tự nhiên"
- Đà Nẵng: Không cho chia nhỏ các lô đất lớn